DMCA.com Protection Status
Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc Kỹ Năng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc Kỹ Năng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Trước khi đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị những gì ?
Trước khi đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị những gì. Chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn xin việc làm. Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn? Những việc phải làm trước khi bạn đi phỏng vấn xin việc . Những điều cần chuẩn bị khi phỏng vấn

Chuẩn bị là chiếc chìa khóa mở ra sự thuận lợi và ấn tượng tốt cho buổi phỏng vấn. Có thể những mẹo sau đây không chắc chắn đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng chúng sẽ mách nước cho bạn để có một buổi phỏng vấn tốt đẹp.

Sau đây là những việc bạn nên chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn


1. Ít nhất một ngày trước cuộc phỏng vấn, hãy đi tới địa điểm mà bạn sẽ được phỏng vấn

- Một điều quan trọng nữa là bạn hãy thử đến nơi phỏng vấn cùng khoảng thời gian mà bạn sẽ được phỏng vấn vào ngày sau đó. Cách làm này giúp bạn hiểu rõ tình hình giao thông có thể sẽ diễn biến như thế nào. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng, hướng đi mà bạn trù tính ban đầu là ngược đường, hoặc con đường chính mà bạn định đi đang bị đóng để sửa chữa, hoặc giao thông trên tuyến đường đó đông đúc hơn bạn nghĩ. Bằng cách “diễn tập” trước, bạn sẽ căn được đủ thời gian để lên đường vào ngày được phỏng vấn và không bao giờ lo bị lạc đường hay đến muộn.

2. Thử trước quần áo

Đừng đợi cho tới ngày đi phỏng vấn mới thử trang phục mà bạn dự kiến sẽ sử dụng để xuất hiện trước nhà tuyển dụng. Nếu “nước đến chân mới nhảy”, bạn có thể phát ra chiếc quần mà bạn định mặc bị hỏng khóa, chiếc áo quá nhăn nhúm, đôi tất cọc cạch, hay cà vạt đã bị chuột gặm…  và không còn đủ thời gian để khắc phục. Hãy chuẩn bị trang phục và mặc thử vào ngày hôm trước để phát hiện những vấn đề cần khắc phục để xử lý luôn, hoặc chuyển sang một bộ đồ khác.

3. Tìm hiểu về công ty sắp phỏng vấn bạn

Cách dễ nhất để làm việc này là sử dụng website riêng của công ty. Hãy đọc thông tin đủ để hiểu về công việc của công ty đó, các khách hàng và mục tiêu chung của công ty như thế nào. Đừng thôi đọc trước khi bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây: Công ty này làm công việc gì? Mục tiêu của công ty hướng tới là gì? Công ty tuyên bố điều gì làm họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?

4. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh chính của công ty mình phỏng vấn

Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và có vài nghiên cứu sơ lược xem họ khác với công ty mà bạn sắp phỏng vấn như thế nào?

5. Đọc kỹ lại miêu tả công việc

Thông thường, các ứng viên chỉ đọc lướt qua môt tả công việc và bỏ lỡ những thông điệp quan trọng mà nhà tuyển dụng gửi đi trong đó. Đây là một sai lầm. Bạn cần đọc kỹ mô tả công việc cho tới khi hoàn toàn hiểu rõ về nội dung công việc cần làm nếu bạn được nhận, công việc sẽ có những khó khăn như thế nào, và vì sao bạn sẽ là người phù hợp. Trên thực tế, cách tốt nhất là bạn đọc từng dòng trong miêu tả công việc và nghĩ xem kinh nghiệm và các kỹ năng của bạn sẽ phù hợp với mỗi dòng miêu tả đó như thế nào. Hãy dành thời gian để nghĩ về những việc bạn từng làm trước đây để có thể sử dụng như bằng chứng cho thấy bạn sẽ hoàn thành tốt công việc này.

6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

- Viết ra ít nhất 10 câu hỏi phỏng vấn mà bạn cho là mình có thể bị nhà tuyển dụng hỏi trong cuộc phỏng vấn, sau đó viết ra câu trả lời cho những câu hỏi đó.

- Tối thiểu, bạn cần đảm bảo được câu trả lời trơn tru cho những câu hỏi cơ bản sau: Vì sao bạn lại muốn thôi công việc hiện tại? Điều gì khiến bạn quan tâm ở công việc mà bạn đang phỏng vấn? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn có những kinh nghiệm như thế nào? Sau đó, hãy đứng trước gương để trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng, mạch lạc, cho tới khi nào bạn cảm thấy không còn bị vấp hay ngượng nghịu mới thôi.

Tìm hiểu thêm bài viết sau:
- Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn kế toán

7. Nếu có một câu hỏi nào đó mà bạn cảm thấy đặc biệt lo ngại, đừng chỉ hy vọng nhà tuyển dụng sẽ không hỏi đến

- Hãy xác định đâu là câu hỏi mà bạn sợ bị hỏi đến nhất trong cuộc phỏng vấn, chẳng hạn đâu là lý do khiến bạn từ bỏ công việc hiện tại hoặc trước đó. Sau đó, xác định chính xác bạn sẽ trả lời như thế nào, và tập luyện câu trả lời đó, lặp đi lặp lại cho tới khi trơn tru. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn nhiều nếu chủ đề mà bạn ngại được nhà tuyển dụng đưa ra hỏi trong cuộc phỏng vấn.

8. Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng

Đến cuối mỗi cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường đề nghị bạn đưa ra cho họ những câu hỏi và bạn có. Mục này cũng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Những câu hỏi tốt ở giai đoạn này là những câu hỏi để làm rõ hơn về công việc mà bạn đang phỏng vấn, cũng như những câu hỏi mở về văn hóa công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về những bước tiếp theo mà nhà tuyển dụng dự định thực hiện nếu bạn vượt qua vòng phỏng vấn, cũng như thời gian mà họ dự kiến liên lạc lại với bạn.


9. Tìm hiểu về nhân vật sẽ phỏng vấn bạn

Bạn có thể tìm hiểu thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi thông tin từ những người quen biết có liên hệ với công ty, chẳng hạn chồng/vợ của người bạn thân của bạn hồi đại học đang làm việc ở công ty đó. Đây chính là những người có thể cung cấp cho bạn những thông tin quý báu về văn hóa cũng như những nhân vật chủ chốt của công ty đó.

10. In thêm vài bản về sơ yếu lý lịch và cố gắng tóm gọn chúng trên một mặt giấy

- Dù rằng, người phỏng vấn đã có một bản sơ yếu lý lịch của bạn thì dự phòng một hoặc nhiều bản sao sơ yếu lý lịch vẫn là một ý tưởng hay.

11. Hãy mỉm cười và chào hỏi mọi người mà bạn gặp trong cuộc phỏng vấn ngay lần đầu tiên. Bạn cũng có thể mỉm cười và bắt tay họ 1 lần nữa khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Và bạn nên đến sớm hơn khoảng 15 phút.

12. Hãy thư giãn nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. Hít thở thật sâu và ngủ một giấc thật ngon cho đầu óc thỏai mái.


Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị sa thải
Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị sa thải. Làm sao để biết sếp có ý định sa thải mình. Những dấu hiệu nào cho thấy sếp sắp sa thải bạn . Dấu hiệu sếp muốn sa thải bạn. Những dấu hiệu bạn sắp bị  sa thải. Cứu vãn tình thế khi sắp bị sa thải

Sau đây Bít Tuốt Blog xin chia sẻ với các bạn một vài dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn sắp bị sa thải



Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị sa thải

Bạn hoàn toàn không phải là người “hoang tưởng”, nhưng bạn bắt đầu lờ mờ cảm thấy điều gì đó không ổn từ sếp. Một khi đối mặt với những dấu hiệu sau đây, bạn nên tính tới chuyện kiếm một công việc mới

Phần việc của bạn bị cắt giảm

- Người quản lý sẽ chuyển giao dần những dự án của bạn cho người khác, khách hàng của bạn cũng được thông báo về sự thay đổi nhân sự phụ trách. Nếu không phải bạn nghỉ phép, việc này có thể là dấu hiệu bạn sắp bị cho thôi việc.

Sếp né tránh bạn

- Khi quyết định được đưa ra, sếp sẽ hạn chế gặp bạn trừ những việc cần thiết. Anh/cô ấy sẽ chờ tới khi bạn được trả lương hoặc hoàn thành dự án để thông báo tin buồn cho bạn.

Bạn bị hạn chế về quyền hạn

- Các công ty thường hạn chế một số tài liệu nhân viên sắp bị sa thải có thể đọc hoặc xử lý nếu nội dung đó chỉ được phép lưu hành nội bộ. Trong trường hợp bạn yêu cầu được cung cấp những tài liệu đó, đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận được lời từ chối rằng “Máy tính gặp sự cố” hoặc “Yêu cầu này chưa được cấp trên phê duyệt”.

Có người “dò hỏi” từng chi tiết về công việc của bạn

- Bạn có thể coi rằng người đó “hâm mộ”, muốn học hỏi phong cách làm việc của bạn nhưng thật sự có thể là anh/cô ấy đang cố gắng tìm hiểu để “lấp chỗ trống” khi bạn ra đi.

Những vi phạm nhỏ của bạn đều được bỏ qua

- Bạn có để ý rằng việc bạn đi làm muộn những ngày gần đây không còn là một vấn đề lớn? Hay trước đây sếp thường nhướn mày khi bạn làm sai thì giờ đây anh/cô ấy không tỏ thái độ gì cả? Đó không phải vì công ty hạ thấp các quy định mà họ cảm thấy không nhất thiết phải xử phạt một người sắp bị cho thôi việc.

Những nhiệm vụ tốt nhất được giao cho người khác

- Đây sẽ là vấn đề nếu trước kia, bạn luôn được sếp giao cho những công việc quan trọng mà giờ thì những việc đó được giao cho người khác.

- Thêm một lời khuyên cho bạn: hãy tỉnh táo. Khi thái độ của sếp thay đổi, bạn cần chú ý xem vị trí của bạn trong công ty có thể bị ảnh hưởng như thế nào, từ đó rút ra cách hành động phù hợp. Có thể bạn sẽ phải có một cuộc trao đổi thực sự với sếp để cải thiện mối quan hệ, hoặc lặng lẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc mới.

Cách cứu vãn tình thế khi sắp bị sa thải 

1. Nói chuyện với sếp

- Nếu đây là công việc bạn thật sự muốn giữ và theo đuổi, hãy đề nghị một cuộc nói chuyện trực tiếp với sếp. Trung thực trình bày cảm nhận của bạn về những điều có thể xảy ra và đề nghị xác nhận từ sếp. Cố gắng không để cảm xúc "bùng nổ", thay vào đó hãy chân thành hỏi sếp bạn có thể làm gì để tránh tình huống xấu nhất.

2. Không hứa hão - Hãy thể hiện mình

- Hãy xác định rõ ràng với sếp điều bạn cần làm để xoay ngược tình thế. Lưu ý rằng đừng vì muốn được giữ lại mà “hứa hươu hứa vượn” để rồi không thể làm được. Điều đó sẽ tạo ấn tượng xấu với sếp.

- Nếu được tạo cơ hội tiếp tục công việc, hãy thể hiện sự thay đổi tích cực. Hãy đi làm sớm hơn và ra về muộn hơn. Làm việc chăm chỉ dựa trên những lời khuyên của sếp về điều bạn nên làm. Hãy chứng tỏ cho sếp thấy bạn là một nhân viên cần mẫn và trung thành với công ty, và sếp không hề sai lầm khi cho bạn cơ hội.

3. Không hạ thấp bản thân

- Không cầu xin kể cả khi sếp lạnh lùng nói “không” với lời đề nghị được ở lại của bạn. Nó không bao giờ có tác dụng mà chỉ khiến bạn thêm đáng thương mà thôi. Thay vào đó hãy mạnh mẽ, làm việc chăm chỉ và giữ thái độ tích cực cho đến "phút cuối", có thể sếp sẽ suy nghĩ lại và cho bạn cơ hội. Trong trường hợp xấu nhất, bạn cũng tuyệt đối không "ăn vạ" vì điều này chỉ khiến bạn thêm mất điểm với sếp và những người khác trong công ty.

4. Chuẩn bị cho bước đi tiếp theo

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu xấu nhưng không còn cách cứu bản thân, hãy bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống sau khi bị sa thải. Hãy chuẩn bị sơ yếu lý lịch và bắt đầu tìm kiếm những cơ hội khác. Bạn sẽ vượt qua được khó khăn và thành công nếu mạnh mẽ và quyết tâm.


Những dấu hiệu cho thấy sếp không thích bạnNhững dấu hiệu cho thấy sếp không thích bạn.Dấu hiệu sếp không thích bạn . Làm thế nào để biết sếp có thích mình hay không. Những dấu hiệu nào cho biết sếp đang ghét bạn. Những dấu hiệu cần biết khi sếp không thích bạn

Sau đây Bít Tuốt Blog xin chia sẻ với các bạn một vài dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi sếp không thích bạn.




Công việc là công việc nhưng sẽ thuận lợi hơn nhiều  nếu như sếp bình thường với bạn hoặc ưu ái hơn là thân thiện với nhân  viên. Tuy nhiên nếu bạn bị lọt vào danh sách những người sếp không ưa thì sao? Bạn có biết điều đó để tránh hoặc để cải thiện?

Thử tìm hiểu những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sếp đang ghét bạn dưới đây nhé:

1. Giao cho bạn những nhiệm vụ bất khả thi

Bạn có thấy rằng ngày càng được sếp “ưu ái” giao cho rất nhiều việc  nhưng đều là những nhiệm vụ không ai muốn làm hoặc nó chẳng giúp gì cho  việc nâng cao sự chuyên nghiệp cũng như mở cửa cho sự thăng tiến của  bạn? Nó có thể là do sếp đã quyết định “hạ thấp” hoặc làm mất tinh thần  làm việc của bạn chỉ bởi sếp không thích bạn.

2. Sếp luôn luôn phủ nhận

Bạn có nhận ra sếp chỉ nói chuyện với bạn khi ông ấy muốn phàn nàn điều gì đó về bạn không? Bạn không nhận được lời động viên, tích cực về  mình dù đã đạt kết quả rất tốt trong một thời gian rất dài? Mặt khác,  hầu hết các đồng nghiệp khác dường như biết rất rõ về những khuyết điểm dù rất nhỏ của bạn. Có thể sếp đã chỉ trích bạn rất nhiều trước những đồng nghiệp khác đấy.

3. Giao cho bạn nhiều việc hơn

Công việc luôn quá tải với bạn, dù các đồng nghiệp khác nhàn rỗi  nhưng sếp vẫn muốn bàn giao thêm nhiều việc khiến bạn phải làm thêm giờ,  mệt mỏi với cả những ngày cuối tuần.

4. Bị thuyên chuyển

Có phải bạn đang được chuyển công tác sang một chí nhánh mới, vị trí  hoặc nhiệm vụ mới mặc dù bạn không có nguyện vọng và vị trí đó còn tồi  hơn chỗ đứng hiện tại của bạn? Điều này chứng tỏ sếp không thích bạn và  muốn “thoát khỏi” bạn mà không cần phải sa thải bởi chưa có điều kiện  hoặc bạn là nhân viên có năng lực.

5. Những biện pháp cực đoan

Trong công việc không tránh khỏi sai sót khuyết điểm nhưng sếp luôn  vin vào đó để chỉ trích bạn ở mọi công việc khác, thường đưa ra những  giải pháp cực đoan cho bạn.

6. Rò rỉ thông tin mật

Bạn không để ý là mình đã tâm sự những điều không nên nói với sếp về  bản thân chỉ bởi bạn muốn tìm hiểu rõ hơn chính sách của công ty. Nhưng  đột nhiên bạn thấy rằng tất cả mọi người ở cơ quan đã biết rất rõ bí  mật nhỏ của mình mặc dù bạn không nói với ai khác. Có thể sếp buột miệng  “buôn” về bạn nhưng cũng là một trong những dấu hiệu sếp không ưa bạn.

7. Bị loại trừ

Bất ngờ bạn bị loại tên khỏi danh sách những cuộc họp dù chính thức  hay không chính thức? Sếp liên tục thay đổi những quyết định quan trọng  về bạn và hạn chế không cho bạn tham dự các dự án lớn. Nếu thực sự bạn  đang rơi vào tình huống trên thì hãy thẳng thắn nói chuyện với sếp của  bạn để giải quyết vấn để, có thể sếp đang hiểu lầm vấn đề nào đó về bạn  hoặc nếu không bạn nên tìm cho mình một công việc khác có môi trường làm  việc tốt hơn để được cống hiến và thăng tiến.

Nguồn Dân trí