DMCA.com Protection Status
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015


Có giấy tờ bằng lái xe nhưng để quên về nhà lấy bị xử phạt thế nào. Có GPLX và đăng ký xe mô tô nhưng để quên ở nhà thì bị phạt như thế nào bao nhiêu tiền.Để quên bằng lái xe giấy phép lai xe về nhà lấy có được không.

Có GPLX và đăng ký xe mô tô nhưng để quên ở nhà, khi lưu thông trên đường bị CSGT kiểm tra và lập biên bản, người điều khiển phương tiện có được phép về nhà lấy đăng ký xe và giấy phép lái xe để xuất trình không ?

- Theo quy định, tại thời điểm CSGT kiểm tra mà bạn không xuất trình được GPLX và đăng ký xe thì cán bộ, chiến sỹ CSGT đang làm nhiệm vụ vẫn lập biên bản và tạm giữ phương tiện.

- Nếu bạn có GPLX và đăng ký xe thì trong thời gian hẹn của CSGT, khi mang đến nơi xử lý của CSGT thì bạn chỉ bị xử lý lỗi không mang theo GPLX và đăng ký xe. Cán bộ trực tiếp xử lý sẽ tiếp nhận GPLX và đăng ký xe của bạn, đồng thời ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính, sau đó viết giấy đề xuất trình lãnh đạo chỉ xử lý bạn lỗi không mang theo GPLX và đăng ký xe.

- Trường hợp bạn có GPLX và đăng ký xe mà bạn không đến đúng hẹn của CSGT, mà sau vài ngày bạn mới đến, CSGT đã ra quyết định xử lý vi phạm, thì dù có xuất trình đầy đủ giấy tờ thì bạn vẫn bị xử lý lỗi không có GPLX và đăng ký xe.

Khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: 

a) Đăng ký xe; 
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; 
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.   

Theo đó, Giấy đăng ký xe là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe gắn máy bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông. Nếu vi phạm, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 2, Điều 21 quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe.

Như vậy, đối với trường hợp trên, khi gọi người nhà trình được Giấy đăng ký xe hoặc bằng cách nào đó để chứng minh là có Giấy đăng ký xe thì bị phạt tiền 80.000 đồng đến 120.000 đồng. Còn nếu chị không thể chứng minh được là có Giấy đăng ký xe thì chị sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm “Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định” với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. *Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


Nguồn Zing News

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy khác tỉnh
Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy khác tỉnh. Sang tên đổi chủ xe máy khác tỉnh cần những giấy tờ gì.Sang tên đổi chủ xe máy hết bao nhiêu tiền. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi sang tên đổi chủ khi mua bán khác tỉnh. Lệ phí phải đóng khi sang tên đổi chủ.Sang tên đổi chủ xe cần giấy tờ thủ tục gì, tốn bao nhiêu

Đây là bài viết được chia sẻ bởi muabanonl.com mình thấy bác ấy chia sẻ chi tiết nhiệt tình nên mình chia sẻ lại cho những ai hay đọc trên blog của mình thôi nhé

Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy khác tỉnh

A. Giấy tờ cần chuẩn bị:

- Người bán xe:
+ Giấy CMND bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
+ Sổ hộ khẩu bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
- Người mua xe:
+ Giấy CMND bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
+ Sổ hộ khẩu bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
+ Giấy Chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy (thường gọi là cà-vẹc xe) và 1 bản photo, ko nên bản sao vì chuẩn bị bán xe rồi, làm bản sao giấy này làm gì. ^_^

B. Các bước chính:

1. Làm hợp đồng mua bán xe và được chứng thực ở phòng công chứng cấp huyện. (Sau bước này thì tất cả các bước sau đều do người mua xe thực hiện).

- Thông thường thì nhân viên phòng công chứng sẽ soạn thảo 1 văn bản chứng nhận (tức là văn bản mà trong đó, họ đóng vai trò người làm chứng cho việc mua bán xe) gọi là Hợp đồng mua bán xe.

- Các giấy tờ kèm theo để họ kiểm tra: sổ hộ khẩu, giấy CMND, cà-vẹc xe. Điều thuận lợi là đây là nơi có chức năng công chứng nên các giấy tờ này chỉ cần bản photo và bản chính để họ đối chiếu là được mà ko cần bản sao có công chứng ở xã phường. Nếu người mua xe ở tỉnh (tức là sẽ khó khăn về việc có bản chính của sổ hộ khẩu bên mình) thì nên sử dụng bản sao, nói họ thông cảm là mình ở xa nên gia đình ko cho đem bản chính sổ hộ khẩu theo.

- Người bán và người mua sẽ ký tên, lăn dấu tay vào các bản hợp đồng mua bán xe trước mặt nhân viên công chứng.

- Phòng công chứng sẽ giao cho nguời bán xe và người nhận xe mỗi người 1 bản của hợp đồng mua bán xe, còn phòng công chứng sẽ giữ 1 bản để lưu sau này đối chiếu khi cần và bản photo của các giấy tờ còn lại, như vậy phòng công chứng lưu lại 1 bộ giấy tờ gồm: hợp đồng mua bán xe có dấu lăn tay, CMND của nguời bán xe, CMND của nguời mua xe, cà-vẹc xe.

2. Người mua xe làm thủ tục sang tên và rút hồ sơ gốc về tỉnh của mình.

- Người mua xe đến công an giao thông quận nơi đăng ký xe của người bán và xin hồ sơ sang tên di chuyển xe.

- Người mua xe điền thông tin vào 2 tờ Giấy khai sang tên di chuyển. Tờ này sẽ có phần chữ ký của người bán xe, đây cũng là khoản cuối cùng mà người mua xe còn nhờ vả người bán xe.

- Nộp hồ sơ cho công an quận, hồ sơ gồm có:

  •  2 tờ Giấy khai sang tên di chuyển.
  • 2 bản hợp đồng mua bán xe. Do người bán xe giữ 1 bản nên người mua xe sẽ photo bản mà mình đang giữ.
  • Bản chính của cà-vẹc xe.
  • Công an quận kiểm tra hồ sơ, lúc này họ sẽ yêu cầu xuất trình CMND bản chính của người mua xe để họ kiểm tra thông tin cá nhân. Kiểm tra hồ sơ xong, họ sẽ thu lại biển số xe. Khi đó, công an sẽ yêu cầu người mua xe tháo biển số xe. Chú ý là chỉ biển số xe thôi, còn cái khung sắt bọc biển số xe thì công an họ ko giữ làm gì đâu nhé! ^_^

=> các bạn nên đem theo 1 cái cờ-lê, thường là cờ-lê 10. CÒn ko thì ở ngoài cổng công an có những người cà số, họ luôn có những thứ này nhưng tốn 10k để vặn 2 con ốc vít biển số đó nha các bạn! ^_^

- Công an viết giấy hẹn ngày trả hồ sơ, thường là 15 ngày.

- Công an sẽ căn dặn người mua xe rằng từ thời điểm này, người mua xe phải để xe ở trong nhà và ko được chạy ra ngoài đường (vì chiếc xe ko có biển số mà). Đến ngày hẹn thì quay lại đây nhận hồ sơ, khi đó đi bằng xe gì đến cũng được (vì trên nguyên tắc là chiếc xe vừa mua là đang ko có biển số nên ko được lưu thông ngoài đường được).

Do đó, lúc này, người mua xe sẽ chạy chiếc xe ko biển số này về nhà để cất, trên đường về nếu công an giao thông có hú vào thì có thể xuất trình giấy hẹn và nói họ thông cảm.

Về cái biển ghi dòng chữ "xe xin số" thì mình ko hỏi chú công an vì mình ko định làm cái biển đó tốn kém mà xe mình mua lại cũng ko nhiều tiền và mình cũng có xe khác để đi rồi. Do đó, nếu bạn cần đi xe quá thì có thể hỏi chú công an nhờ chú ấy tư vấn cho, chắc cũng đơn giản thôi. ^_^

- Theo thời gian trên giấy hẹn, người mua xe đến công an quận để rút hồ sơ gốc:

+ Xuất trình giấy hẹn cho công an quận: người mua xe cứ đến chỗ lấy giấy hẹn hôm trước và xuất trình giấy hẹn, công an viên sẽ chỉ chổ để nộp giấy hẹn.

+ Sau khi nộp giấy hẹn, người mua xe chờ đến lượt tên mình được gọi và nhận hồ sơ gốc.
Hồ sơ gốc được niêm phong bên trong 1 phong bì giấy dày và chắc chắn của công an; bên ngoài hồ sơ, công an đính kèm các giấy tờ như hôm trước đã nộp cho họ, trong số đó có cái cà-vẹc đã bị cắt góc bởi công an.
+ Người mua xe được công an yêu cầu xem và kiểm tra các chi tiết trên các giấy tờ đính kèm. Người mua xe ko được mở hồ sơ gốc vì nó đã được công an niêm phong.
+ Kiểm tra xấp hồ sơ xong xuôi thì người mua xe chỉ việc mang toàn bộ xấp hồ sơ này về và chuẩn bị mang về tỉnh mình để làm thủ tục sang tên như làm thủ tục cho 1 xe mua mới.

3. Người mua xe nộp hồ sơ để đăng ký sang tên (giống như người mua xe mới). Ở bước này, người mua xe hoàn toàn thực hiện các hoạt động tại huyện của mình.

- Nộp Lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế huyện:

+ Để nộp Lệ phí trước bạ, Chi cục thuế sẽ kiểm tra hồ sơ mua bán xe nên cần phải lấy hồ sơ gốc ra
khỏi bì niêm phong.

+ Để lấy hồ sơ gốc ra khỏi bì niêm phong mà ko sợ bị hạnh họe sau này, các bạn nên đem xấp hồ sơ đến phòng CSGT của công an huyện, gặp bất kỳ công an viên giao thông nào và nhờ hướng dẫn mình làm thủ tục để sang tên cho chiếc xe mình mới mua lại và đem từ tỉnh khác về. Thông thường, nếu anh công an viên nhiệt tình thì anh ấy sẽ mở niêm phong và lấy hồ sơ gốc ra đồng thời đưa cho các bạn 1 tờ giấy tên là "Giấy đăng ký xe" và hướng dẫn các bạn điền (nhớ hỏi anh công an về danh sách các giấy tờ cần phải liệt kê trong phần cuối của giấy này) và đem xấp hồ sơ này đến Chi cục thuế để nhập hồ sơ và nộp thuế.

Nói chung là đằng nào thì các bạn cũng phải mở niêm phòng và lấy hồ sơ gốc ra nên để an toàn về sau thì các bạn nên nhờ anh công an viên mở giùm hoặc các bạn mở trước mắt anh công an viên. Nhớ nhìn bảng tên của anh công an nha các bạn để nếu sau này nếu có bị hỏi là ai mở niêm phong thì còn biết mà nói. ^_^

+ Đem toàn bộ hồ sơ đến Chi cục Thuế và xin nộp Lệ phí trước bạ, họ sẽ đưa tờ kê khai thuế và các bạn điền vào đó, rồi nộp tờ khai thuế cùng với hồ sơ và chờ họ xem xét hồ sơ và đưa ra số tiền để các bạn nộp. Chú ý: khi nộp hồ sơ ở Chi cục thuế, các bạn chưa cần phải điền thông tin và "Giấy đăng ký xe" đâu nha, vì giấy này là bên công an thôi.

+ Thông thường, Chi cục thuế sẽ hẹn các bạn buổi chiều quay lại lấy kết quả.

+ Lấy kết quả xong thì nộp lệ phí, thường là nộp ở kho bạc nhà nước của huyện.

- Điền thông tin vào "Giấy đăng ký xe": các bạn nên tận dụng thời gian "rảnh" khi chờ lấy kết quả
khai báo thuế, chạy về nhà điền thông tin vào Giấy đăng ký xe.

+ Cà số máy và số khung: Trong "Giấy đăng ký xe" có 2 ô là số máy và số khung, cà số máy và số khung vào giấy trắng rồi dán vào. Nhớ cẩn thận coi chừng dán lộn dãy số của 2 ô với nhau (số máy dán vào ô của số khung và ngược lại).

- Đem hồ sơ đến công an nộp. Nếu ko biết nộp ở quầy nào thì các bạn cứ hỏi mấy anh công an để được hướng dẫn.

Tóm lại, bộ hồ sơ mà các bạn nộp cho công an ở bước này gồm có:

  • Các giấy tờ như đã nhận được từ công an quận nơi mua xe (đã nói ở cuối bước 2).
  • Giấy đăng ký xe.
  • Biên lai nộp Lệ phí trước bạ.

Chú ý là hồ sơ nộp lúc này là có cả biên lai thu Lệ phí trước bạ nha!

- Chờ đến lượt gọi tên và dắt xe đến nơi yêu cầu để anh công an kiểm tra số máy và số khung, gọi là "xét xe".

Chú ý là khi xét xe, xe của các bạn phải có đèn, còi, xi-nhan, phanh thắng hoạt động bình thường nha, bất kỳ 1 chi tiết nào trong số này mà có vấn đề là họ ko xét tiếp vì coi như xe ko đảm bảo vận hành.

Đặc biệt, lỗi dễ mắc nhất là kính chiếu hậu, các bạn phải gắn tối thiểu là 1 kính ở bên trái, và phải là kính dạng tai thỏ (tức là kính mà đen đen bự bư đi theo xe như của hãng xe á, vì theo lý thuyết thì loại kính đó thì mới đảm bảo tầm quan sát).

Ở công an chỗ mình, họ chỉ kiểm tra kính chiếu hậu thôi, nhưng để chắc ăn thì các bạn nên kiểm tra hết một lượt như vậy cho chắc ăn. Nếu ko, khi bị từ chối vì "xe ko đảm bảo" thì bạn phải mang xe về kiểm tra, bổ sung lại rồi mới nộp lại hồ sơ => phải chờ tiếp lượt thứ tự mới mết lắm; còn ko thì mấy anh "cò" sẽ "giúp" các bạn đàm phán với mấy anh công an => tốn tiền cò.

Chú ý là nếu bị từ chối thì các bạn nhớ lấy hồ sơ lại vào tay mình nha, ko là mấy anh cò sẽ "lấy giùm" đó. Còn bạn nào muốn nhanh ở bước này thì cứ nhờ mấy anh cò thôi!

- Sau khi xét xe xong, anh công an sẽ đem hồ sơ của bạn vào bên trong và nhập thứ tự gì gì đó. Các bạn ngồi chờ tiếp.

Một lát sau, công an sẽ đọc tên để mời các bạn vào để cùng với các bạn xác nhận lại thông tin trong giấy đăng ký xe và yêu cầu ký tên.

- Nhận giấy hẹn lấy biển số và cà-vẹc:

Sau khi ký tên ở bước trên, công an sẽ cho các bạn biết về việc lấy biển số và cà-vẹc như: đóng phí bao nhiêu, giấy hẹn lấy biển số và cà-vẹc ra sao.

Xe máy, ô tô khi sang tên, đổi chủ mức phí là bao nhiêu?

Sau khi Nghị định 71 được áp dụng, có khá nhiều ý kiến băn khoăn  về mức phạt khá cao (từ 1 – 10 triệu đồng) nếu các chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán xe không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, trong khi lại không có  thông tin về  mức phí sang tên, chuyển đổi là bao nhiêu? Về vấn đề này, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết:

Hiện Hà Nội có khoảng 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ đã đăng ký và chịu sự quản lý của CATP. Trong đó,  có trên 450.000 ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô xe máy. Tuy nhiên,  trong quá trình kiểm tra, các đơn vị đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua, bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Nhằm giải quyết thực trạng này, CAHN sẽ siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng lý mới. Do đó,  chủ phương tiện khi bán xe xong phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế cho nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, TNGT.

Thưa Đại tá, nhiều chủ phương tiện cho biết, thực tế  xe của họ đang đi đã mua đi bán lại nhiều lần, khó mà tìm lại được người chủ đầu tiên hoặc chủ chính của xe (theo giấy đăng ký) đã mất. Trong trường hợp này thì hướng giải quyết ra sao?

- Theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCA, người dân sau khi mua, bán, cho, tặng phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại (chỉ cần giấy mua bán viết tay của người cuối cùng) để  chuyển quyền sở hữu. Đối với trường hợp chủ xe đã mất, thì người được thừa kế phải đứng ra chịu trách nhiệm thay chủ xe làm các thủ tục cần thiết khi có yêu cầu của người mua.

Nếu người điều khiển xe mượn của người khác như bố mẹ, anh chị, bạn bè mà có đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông có bị kiểm tra, xử lý?

- Trong thời gian đầu, vì là Nghị định mới nên lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền,  nhắc nhở hướng dẫn người dân, nhất là đối với người ngoại tỉnh vào thủ đô, người già,  sinh viên... Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện người điều khiển  không phải là chính chủ, mà là xe đi mượn của người thân, bạn bè, song có đầy đủ giấy tờ như GPLX,  giấy đăng ký xe (với xe máy), ô tô phải có thêm Giấy Chứng nhận kiểm  định xe, và quan trọng người điều khiển không cố tình vi phạm các lỗi giao thông khác, thì  sẽ chỉ bị nhắc nhở rồi cho đi tiếp chứ không xử phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp người điều khiển xe không phải chính chủ, lại vi phạm các lỗi giao thông nghiêm trọng thì lực lượng CSGT sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định.

Mức lệ phí  trước bạ sang tên, đổi chủ  hiện là bao nhiêu, thưa đại tá?

- Với ô tô mua mới là 20%; xe máy là 5%. Xe đã qua sử dụng xe máy là 1% và ô tô là 12% (tính theo giá trị xe). Việc tính giá trị xe thì cơ quan thuế đã có bảng hướng dẫn chi tiết cho từng đời xe (căn cứ số năm sản xuất). Và khi chủ xe hoàn thành các thủ tục này thì đến cơ sở đăng ký xe của Phòng CSGT làm thủ tục sang tên, đổi chủ, cấp biển, đăng ký xe mới với mức phí BKS, giấy đăng ký xe máy là 50.000 đ; ô tô là 150.000đ.


Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Bị CSGT giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới có được không?

Bị CSGT giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới có được không? Bị giữ bằng lái xe có đăng ký làm lại bằng lái xe được không.Bị CSGT giữ bằng lái xe và mất biên lại xử phạt không đi nộp phạt được có thi làm lại bằng mới có được không? Giấy phép lái xe bị thu giữ có được cấp mới ? Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?

Có bạn có hỏi: Do một lần vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, bị CSGT tạm giữ giấy phép lái xe ( GPLX), do ở xa không có điều kiện đi nộp phạt và biên bản phạt xe không còn do bị mất ví nên chưa đi đóng phạt được vì vậy mình vừa ngại vừa sợ do không hiểu luật nên không đi nộp phạt hơn 1 năm nay . Như trường hợp này của mình mình đi đăng ký thi lấy bằng lái xe mới có được không

Bít Tuốt xin trả lời :

- Về nguyên tắc, người vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Bạn đã bị xử phạt vi phạm vượt đèn đỏ và bị tạm giữ giấy phép lái xe, nếu bị mất biên bản vi phạm, bạn có thể đến Đội CSGT Quận huyện bạn vi phạm trình bày để có hướng dẫn và họ truy tìm lại và bạn phải nộp phạt (cũng như tiền chậm nộp phạt) theo qui định.

- Trường hợp bạn không nộp phạt mà làm hồ sơ thi lại bằng lái xe mới, khi nộp hồ sơ thi lại, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của bằng lái, xác minh dữ liệu liên quan. Nếu phát hiện giấy phép lái xe cũ của bạn đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ để xử lý vi phạm giao thông mà bạn cố tình khai báo mất hoặc có hành vi gian dối khác thì sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc, thậm chí có thể bị thu giấy phép lái xe vĩnh viễn vì vậy các bạn lưu ý .


Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Những địa điểm lắp camera phạt nguội tại Hà Nội
Những địa điểm lắp camera phạt nguội tại Hà Nội. Camera phạt nguội được lắp ở những địa điểm nào tại Hà Nội.Những địa điểm lắp camera phạt nguội tại Hà Nội bạn nên biết. Phạt nguội áp dụng cho những loại xe nào
Những địa điểm lắp camera phạt nguội tại Hà Nội

- Hiện nay Hà Nội đang chạy thử nghiệm lắp đặt camera trong việc phát hiện xe vi phạm để áp dụng xử phạt nguội. Dự kiến 450 camera sẽ được lắp tại 4 quận nội thành.

- Camera sẽ được lắp đặt, ghi hình tại các nút giao thông trọng điểm, các tuyến như Thăng Long - Nội Bài, Nhật Tân - Nội Bài mới, quốc lộ 5 và 9 tuyến đường ra vào trung tâm thành phố.

- Ngoài ra, các tuyến phố ở nội đô gồm Phố Huế - Hàng Bài, Nguyễn Thái Học, Tây Sơn, Bà Triệu, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy cũng sẽ được lắp đặt camera để ghi hình những xe vi phạm.  Với hệ thống camera giám sát này, các hình ảnh ô tô vi phạm như chạy quá tốc độ, đi sai làn, không chấp hành đèn tín hiệu… sẽ được lưu lại để lực lượng CSGT tiến hành xử lý, phạt nguội.

- Với các lỗi vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ô tô vi phạm qua hình ảnh sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng và giữ bằng lái 1 tháng. Khi phương tiện vi phạm sẽ bị camera ghi lại hình ảnh, biển số kèm theo ngày giờ, địa điểm sau đó truyền về trung tâm.

- Từ biển số xe, lực lượng làm nhiệm vụ tại trung tâm sẽ xác minh chủ xe, địa chỉ và gửi giấy báo mời lên trụ sở công an làm việc ra quyết định xử phạt.

- Nếu sau từ 15 đến 30 ngày, không thấy chủ xe đến CSGT và Công an địa phương sẽ đi xác minh và sẽ có các hình thức xử lý tiếp theo.


Trước thông tin vào ngày 20/3 tới, Công an TP Hà Nội sẽ thông báo cụ thể những vấn đề liên quan đến phạt “nguội” người vi phạm giao thông qua camera giám sát được lắp đặt tại các nút giao thông, trao đổi với PV Báo Giao thông, Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đây là thông tin không chính xác.
“Hiện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội chưa có kế hoạch nào liên quan đến vấn đề này”, Thượng tá Hải khẳng định.

Thông tin về việc 20/3 này thông báo cụ thể những vấn đề liên quan đến phạt “nguội” 

- Trước thông tin vào ngày 20/3 tới, Công an TP Hà Nội sẽ thông báo cụ thể những vấn đề liên quan đến phạt “nguội” người vi phạm giao thông qua camera giám sát được lắp đặt tại các nút giao thông, trao đổi với PV Báo Giao thông, Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đây là thông tin không chính xác.

- “Hiện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội chưa có kế hoạch nào liên quan đến vấn đề này”, Thượng tá Hải khẳng định.


- Thượng tá Hải cho biết, hiện nay, tại các nút giao thông có gắn camera, các trường hợp ô tô, xe máy vi phạm đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi sai làn... mà hệ thống camera ghi lại được sẽ bị xử lý ngay lập tức. Khi phát hiện vi phạm, cán bộ, chiến sĩ CSGT theo dõi qua camera sẽ thông tin cho TTKS gần đó biết để dừng phương tiện, xử lý.

- Theo Thượng tá Hải, trong quá trình xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh, lực lượng CSGT cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với phương tiện vi phạm đã mua đi bán lại qua nhiều người, khi CSGT gửi thông báo vi phạm thì không hề thấy “hồi âm”. Ngay cả đối với những trường hợp người điều khiển ô tô, xe máy vi phạm, CSGT gửi giấy mời đúng địa chỉ, người vi phạm cũng không đến giải quyết.

- Theo thống kê, từ ngày 19/1- 10/3/2015, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý 99 trường hợp vi phạm các loại qua hình ảnh hệ thống camera, trong đó có 97 ô tô và 2 xe máy. Lỗi vi phạm chủ yếu là vượt đèn đỏ, đi sai làn.

Hiện nay, rất nhiều người dân hiểu chưa chính xác về khái niệm phạt “nguội” và phạt “nóng”. mình xin giải thích rõ hơn về hai khái niệm này

- Hình thức xử phạt nguội là hình thức mà sau khi hệ thống ghi nhận được những vi phạm sẽ in ảnh, truy xuất qua dữ liệu quản lý xe, xác định chủ phương tiện, địa chỉ, gửi thông báo cho người vi phạm, sau đó mời người vi phạm qua trụ sở để tiến hành xử lý vi phạm hành chính.

- Hình thức xử phạt “nóng” là khi tại trung tâm có tín hiệu cảnh báo có xe vi phạm tại chốt sẽ thông qua bộ đàm thông báo trực tiếp cho tổ tuần tra để tiến hành bắt giữ và xử lý luôn tại chỗ.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Thế nào là web thương mại điện tử ?
Thế nào là web thương mại điện tử ? Web thương mại điện tử là gì ? Web bán hàng đăng giá sản phẩm không thôi có là web thương mại điện tử. Web chỉ đăng hình ảnh giới thiệu sản phẩm không đăng giá có là web thương mại điện tử . Web không đăng ký thương mại điện tử bị phạt ra sao.

Thế nào là web thương mại điện tử ?

- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) trả lời như sau:

+ Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

+ Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại (như các trang website của các doanh nghiệp buôn bán hàng hóa, dịch vụ ..).

Các câu hỏi thường gặp

1. Web  chỉ để một vài hình ảnh sản phẩm đại diện, không có hình thức mua bán trên web đó và không để giá sản phẩm. Vậy liệu đó có phải là website thương mại điện tử không?

- Trả lời:  Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định website thương mại điện tử là “trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng”.

+ Do đó, website của bạn thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này và bạn cần phải tiến hành thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.

2. Website giới thiệu sản phẩm, và giới thiệu về công ty có phải đăng ký không ?

- Trả lời: Theo Khoản 8, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, website TMĐT là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

+ Do vậy, trường hợp website của công ty giới thiệu sản phấm hàng hóa được coi là website TMĐT và phải tiến hành đăng ký/thông báo với Bộ Công Thương.

3. Không đăng ký thương mại điện tử bị xử phạt thế nào ?

- Phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website TMĐT mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ TMĐT đã đăng ký.

- Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định; Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ TMĐT mà không đăng ký lại; cung cấp dịch vụ TMĐT không đúng với hồ sơ đăng ký; hoặc gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website; Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ TMĐT.

- Phạt tiền từ 40 -50 triệu đồng với hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh TMĐT để huy động vốn trái phép; Lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác.

- Ngoài ra, hành vi lợi dụng hoạt động, đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT để thu lợi bất chính; Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT cũng bị phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng.

- Ngoài ra, website cung cấp dịch vụ TMĐT vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về TMĐT

- Với hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website TMĐT, sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu nếu giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT; Không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.

- Mức phạt đến 40 triệu đồng đối với  hành vi giả mạo, hoặc sao chép giao diện website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc gây nhầm lẫn cũng như đánh cắp, sử dụng, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác...

- Mức phạt lên đến 40 triệu đồng nếu không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT; Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ TMĐT; Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.

- Đây là mức xử phạt hành chính  đối với một trong những hành vi sai phạm trong lĩnh vực TMĐT do cá nhân thực hiện. Đối với các trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện thì mức tiền phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. (Điều 4)

- Để tìm hiểu toàn bộ nội dung Nghị định 185/2013/NĐ-CP, xem tại www.online.gov.vn  (phần Hành vi vi phạm về Thương mại điện tử ở Mục 11, từ điều 81 đến điều 85)./., Các bạn bấm xem  TẠI ĐÂY.


Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

CSCĐ được phép tuần tra xử phạt trong khung giờ nào ? Mấy giờ CSCĐ mới được phép xử phạt vi phạm giao thông. Thời gian CSCĐ tiến hành tuần tra, kiểm tra trong ngày. Giờ hoạt động của CSCĐ. Trước 22h CSCĐ có được xử phạt

Bài viết bạn có thể quan tâm


Đại tá Phạm Văn Hưng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, tất cả các cảnh sát cơ động khi làm nhiệm vụ đều phải theo sự phân công, điều động, chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, của chỉ huy trung đoàn.

- Trước khi đi làm nhiệm vụ tất cả cảnh sát cơ động đều phải tập hợp tại trung đoàn, đại đội để kiểm tra quân số, điểm danh, trang bị vũ khí, tư thế, tác phong, phương tiện... theo đúng quy trình đã được quy định.
Cũng theo Đại tá Hưng, thời gian tiến hành tuần tra, kiểm tra bình thường của cảnh sát cơ động vào mùa hè được chia làm 2 ca. Ca 1 bắt đầu từ 21 giờ đến 1 giờ ngày hôm sau và ca 2 bắt đầu từ 1 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

- Đối với mùa đông cũng chia làm 2 ca. Ca 1 bắt đầu từ 21 giờ đến 2 giờ và ca 2 bắt đầu từ 2 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

- Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình công việc, tình hình thực tế đột xuất hay địa bàn phức tạp và do yêu cầu của lãnh đạo công an thành phố, công an các quận, huyện khi trên địa bàn xảy ra tình trạng tụ tập đua xe, tụ tập đông người trái phép... cảnh sát cơ động có thể tiến hành tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ngay từ 17 giờ, 18 giờ, 19 giờ và kết thúc nhiệm vụ muộn hơn so với giờ buổi sáng bình thường như ở trên.

Nguồn Soha.vn

Sau 22h cảnh sát có động được phép kiểm tra xử phạt lỗi gì ?
Sau 22h cảnh sát có động được phép kiểm tra những gì xử phạt lỗi gì ? Những lỗi vi phạm CSCĐ được phép xử phạt sau 22h. Những lỗi CSCĐ được phép xử phạt. 

Sau 22h cảnh sát có động được phép kiểm tra xử phạt lỗi gì ?

Thi thoảng tôi đi xe máy chở bạn gái về nhà khoảng 23h thì gặp 4 chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) đi 2 xe máy, dừng xe của tôi và yêu cầu tấp vào lề đường để kiểm tra. Xin hỏi, việc CSCĐ dừng xe như vậy sẽ được kiểm tra những gì?

Bài viết bạn có thể quan tâm



Trả lời: Thực tế, sau 22h trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, các đối tượng tội phạm thường sử dụng phương tiện giao thông để hoạt động.

- Theo đó, cùng với các lực lượng công an, lực lượng CSCĐ thường tuần tra vũ trang, với mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, cũng như kịp thời phát hiện và ngăn chặn, bắt giữ những đối tượng manh động, phạm tội trên tuyến giao thông.

- Trường hợp, bạn điều khiển phương tiện, lưu thông sau 22h, nếu gặp các chiến sỹ CSCĐ dừng xe kiểm tra, bạn phải bình tĩnh, vì đây chỉ là kiểm tra hành chính thông thường. Theo đó, bạn phải xuất trình giấy tờ liên quan đến người, phương tiện. Cụ thể, giấy tờ gồm: CMND, GPLX, đăng ký xe.

- Trường hợp nếu bạn mang theo tài sản thì bạn phải chứng minh nguồn gốc của tài sản đó. Đồng thời, thực hiện những yêu cầu kiểm tra của CSCĐ như: Mở cốp xe xem trong đó có mang theo công cụ hỗ trợ hay những hàng hóa trong danh mục Nhà nước nghiêm cấm...

- Vì qua công tác kiểm tra hành chính, lực lượng CSCĐ trên nhiều địa bàn đã phát hiện, thu giữ nhiều vũ khí nóng, chất gây nghiện, ma túy tổng hợp… thậm chí còn bắt giữ được nhiều đối tượng truy nã đang trên đường lẩn trốn…

- Tốt nhất khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, nhất là vào ban đêm, bạn hãy mang đầy đủ giấy tờ liên quan đến người và phương tiện. Đừng vì vội vàng mà không mang theo giấy tờ, như vậy sẽ mất thời gian cho bạn, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra của cơ quan chức năng.

Những lỗi vi phạm giao thông CSCĐ được phép xử phạt

Theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt:

Tại Khoản 3 Điều 47 về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các lực lượng như CSTT, CS113, CSCĐ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau:

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.

- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.

- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.

- Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông...

Cũng theo Điểm d - Khoản 1 - Điều 11 và Điểm c, Điểm d - Khoản 3 - Điều 10 thì các lực lượng trên không được xử phạt các vi phạm: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định...

Tuy nhiên, CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

+ Nếu CSCĐ thổi phạt bạn vì lỗi rẽ không bật đèn tín hiệu là không đúng chức trách, nhiệm vụ quyền hạn. Bạn có quyền khởi kiện dựa vào biên bản đã lập.

+ Như vậy, Cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt xe lỗi không gương chiếu hậu.



Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Thủ tục trang tên đổi chủ cho xe máy và ô tô 2015
Thủ tục sang tên đổi chủ cho xe máy mô tô 2015. Sang tên đổi chủ cho xe máy thủ tục như thế nào. Sang tên đổi chủ cho xe máy cần chuẩn bị gì và làm ở đâu. Sang tên đổi chủ cho xe máy như thế nào. Mức phí sang tên đổi chủ, sang tên đổi chủ hết bao nhiêu tiền. Mất hết giấy tờ mua bán thì sang tên thế nào. Làm thế nào để sang tên cho chiếc xe cũ
Thủ tục căn bản bạn phải thực hiện

1. Đến phòng CSGT gần nhất xin tờ khai sang tên theo mẫu kèm TT 12/2013/TT-BCA

2. Đem tờ khai về khai theo trong giấy tờ xe, lấy số khung, số máy dán vào

– Ở mục 7 – Trình bày nguồn gốc xe: bạn có thể điền là: Xe mua lại không có giấy mua bán và không tìm được chủ gốc

– Cách lấy số khung số máy:Đặt miếng giấy trắng lên số khung số máy trên xe rồi dùng bút chì loại 2B để tô lên tờ giấy.

Sau đó tìm gặp Công an Khu vực bạn sống xin xác nhận & lên Công An phường đóng dấu (mang theo hộ khẩu để họ đối chiếu). Chú ý nhờ họ ghi rõ họ tên và địa chỉ của bạn ở phần xác nhận

2b. trường hợp bạn làm mất giấy đăng kí xe thì viết đơn báo mất và nhờ phường nơi bạn đang sinh sống xác nhận ngay lập tức.

3. Photo tờ khai sang tên & giấy tờ xe hoặc đơn báo mất đã được xác nhận từ phường. Sau đó ra chi cục thuế khai trước bạ (2 tờ). Nộp 2 tờ khai thuế chung với bản photo tờ khai sang tên và giấy đăng kí xe (hoặc đơn báo mất). Tiếp đó ngồi chờ đóng phí trước bạ

4. Đóng tiền xong nhận liên hồng, kẹp vào cùng với tờ khai sang tên & giấy tờ gốc (hoặc đơn báo mất) quay lại phòng CSGT bạn đã xin giấy khai ở trên để xin giấy xác minh. Bộ phận công an sẽ trả cho bạn tờ giấy đầy đủ thông tin như trên giấy đăng kí xe.

5. Cầm bộ hồ sơ gồm tờ khai sang tên và giấy đăng kí xe (hoặc đơn báo mất), biên lai thuế, giấy xác minh & đẩy xe ra sân để CSGT kiểm tra xe của bạn. Nếu mọi thứ không có gì bất ngờ thì bạn sẽ nhận được giấy xác nhận.

6. Làm theo hướng dẫn của cơ quan cảnh sát để nhận giấy hẹn lần 1 ra về.

7. Tới ngày trên giấy nộp giấy hẹn, nếu cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ xe bạn sạch (không gây tai nạn bỏ chạy, không báo mất, không trốn tiền phạt…) thì họ trả cho bạn 1 tờ giấy hẹn khác, hẹn 30 ngày sau lên đóng tiền đổi biển số xe và giấy đăng kí xe mới.

8. Trong thời hạn 30 ngày đó, giấy hẹn thứ 2 đc xem như giấy đăng kí xe tạm thời, bạn có thể an tâm sử dụng khi tham gia giao thông.

9. tới ngày hẹn trên giấy hẹn thứ 2 bạn quay lại cơ quan chức năng để lấy biển số & giấy hẹn ngày đến lấy đăng kí xe mới.

Thủ tục sang tên xe cũ cùng tỉnh năm 2015

1. Hồ sơ đăng ký sang tên xe gồm:

- Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

+ Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) nơi người đang sử dụng xe thường trú.

>>>> Tải Mẫu giấy khai sang tên, di chuyển xe mới nhất ==> Tại đây

+ Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

+ Chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng.

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

- Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

+ Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

+ Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe

- Đối với trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng:

+ Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, kiểm tra đủ thủ tục quy định, viết giấy hẹn cho người sử dụng xe.

+ Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.

- Đối với trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe:

+ Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, kiểm tra đủ thủ tục quy định, thu giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; viết giấy hẹn cho người sử dụng xe. Giấy hẹn do lãnh đạo cơ quan đăng ký xe ký, đóng dấu và có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe trả kết quả.

+ Cơ quan đăng ký xe gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe.

+ Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.

3. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe

- Người đang sử dụng xe kê khai giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) và đến cơ quan Công an cấp xã nơi mình đăng ký thường trú để lấy xác nhận về địa chỉ đăng ký thường trú của mình; nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan thuế; nộp hồ sơ đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe (trường hợp sang tên, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để nộp hồ sơ; sau khi rút hồ sơ gốc thì đến cơ quan đăng ký xe, nơi mình đăng ký thường trú để nộp hồ sơ đăng ký xe).

4. Trách nhiệm của Công an cấp xã

- Tiếp nhận giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký của người đang sử dụng xe.

- Kiểm tra, xác minh địa chỉ đăng ký thường trú của người đang sử dụng xe. Sau khi kiểm tra xác minh, nếu đúng thì xác nhận địa chỉ đăng ký thường trú của người đang sử dụng xe. Thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc.

Thủ tục sang tên xe cũ khác tỉnh năm 2015

1. Hồ sơ đăng ký sang tên xe

* Hồ sơ sang tên, di chuyển xe (nơi chuyển đi) thực hiện như sau:

- Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

+ Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

>>>> Tải Mẫu giấy khai sang tên, di chuyển xe mới nhất ==> Tại đây

+ Chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng.

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

- Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

+ Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

* Hồ sơ đăng ký xe (nơi chuyển đến) gồm:

- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

- Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe

- Cơ quan đăng ký xe nơi làm thủ tục sang tên, di chuyển xe tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đúng thủ tục quy định, giữ hồ sơ và giải quyết như sau:

+ Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng thì giải quyết sang tên, di chuyển xe theo quy định. Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe.

+ Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe không có chứng từ chuyển nhượng theo quy định thì viết giấy hẹn và thực hiện các thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe. Giấy hẹn do lãnh đạo cơ quan đăng ký xe ký, đóng dấu và có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe. Cơ quan đăng ký xe gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết sang tên, di chuyển xe theo quy định.

- Cơ quan đăng ký xe nơi người đang sử dụng xe đăng ký thường trú tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đủ thủ tục quy định, kiểm tra thực tế xe phù hợp với hồ sơ sang tên, di chuyển xe thì cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe. Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải hoàn thành việc cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.

3. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe (như phần trên).

4. Trách nhiệm của Công an cấp xã (như phần trên).

- Trên đây là hướng dẫn với những trường hợp sang tên, di chuyển xe qua nhiều đời chủ. Nếu bạn không liên hệ được với chủ cũ thì có thể thực hiện theo hướng dẫn trên. Nhưng nếu bạn tìm được chủ xe cũ thì bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe và Thông tư số 37/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an về quy trình đăng ký xe; các thủ tục sẽ đơn giản và đỡ phức tạp hơn.



Từ 1-1-2015 xử phạt xe không chính chủ đến 4 triệu đồng

Không chỉ Hà Nội, tại nhiều địa phương trên toàn quốc, người dân quá thờ ơ với việc sang tên chính chủ phương tiện. Có lẽ, chưa phạt chưa sợ, chính vì vậy con số phương tiện đăng ký chuyển chủ tại các phòng CSGT còn quá khiêm tốn.

Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) dù nghị định có hiệu lực từ 1/1/2014, nhưng việc xử phạt lỗi xe không chính chủ được lùi lại. Cụ thể, thời điểm xử phạt hành vi này đối với xe ô tô từ 1/1/2015; với mô tô, xe máy từ 1/1/2017.

Xem thêm bài viết :  Thủ tục trang tên đổi chủ cho xe máy 2015

- Cụ thể, từ ngày 01/01/2015, mức phạt tiền đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo,xe máy chuyên dùng lần lượt giảm xuống còn 01 - 02 triệu đồng đối với cá nhân và 02 - 04 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô (theo quy định trước đây là 06 - 10 triệu đồng). Tương tự, với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, mức tiền phạt cũng được giảm đáng kể.

- Theo đó, từ ngày 01/01/2017: Chính thức phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng hoặc 200.000 đồng - 400.000 đồng  đối với cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật (mức xử phạt cũ từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng).

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm mới, cụ thể:

- Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn;

- Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi phía trước để điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng hoặc phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015

Nguồn : nguyentandung.org

Mức phạt xe quá tải theo luật nhà nước mới nhất 2015
Xe Quá Tải khi nào ? Mức phạt cho xe quá tải 2015 , Xe quá tải bị phạt bao nhiêu tiền 2015. Khung phạt đối với xe chở quá tải . Xử phạt đối với xe chở quá tải trên 60% như thế nào ? Mức phạt xe quá tải đối với người điều khiển. Mức xử phạt đối với cá nhân - doanh nghiệp là chủ xe mới nhất 2015

Đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 100% thì sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng, cao hơn mức phạt hiện đang áp dụng (từ 5-7 triệu đồng). Phạt đến 8 triệu đồng nếu điều khiển xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký và ban hành Nghị định 107/2014/NĐ-CP về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2015.
Trong đó, mức phạt đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải sẽ tăng lên.

Cụ thể, theo Nghị định 171 chỉ có một khung phạt từ 5-7 triệu đồng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông; xử phạt 2-4 triệu đồng đối với cá nhân và 5-7 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện.

Mức phạt xe quá tải đối với người điều khiển xe

Còn theo Nghị định 107/2014/NĐ-CP vừa ban hành, hành vi này được tách ra thành hai khung phạt:

- Khung phạt đầu tiên: mức phạt được giữ nguyên là từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải từ trên 60% đến 100% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 50% đến 100% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xitéc chở chất lỏng (kể cả rơmoóc và sơmi rơmoóc).

- Ở khung phạt thứ hai, đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 100% thì sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng, cao hơn mức phạt hiện đang áp dụng (từ 5-7 triệu đồng).

Tương tự, hành vi điều khiển xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường cũng được Nghị định 107/2014/NĐ-CP tách thành hai khung phạt. 

- Khung phạt 1:  phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

- Khung phạt 2: Phạt tiền từ 7-8 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Mức xử phạt đối với cá nhân - doanh nghiệp là chủ xe

Cùng với đó, mức xử phạt đối với cá nhân và doanh nghiệp là chủ phương tiện cũng tăng. Cụ thể: 

- Phạt 12-14 triệu đồng đối với cá nhân và 24-28 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 40% đến 60% quy định;

- Phạt 14-16 triệu đồng đối với cá nhân và 28-32 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 60% đến 100%

- Phạt 16-18 triệu đồng đối với cá nhân, 32-36 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 100%.

Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 3 tháng.

Nguồn: antoangiaothong.gov.vn

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Mất bằng lái xuất trình hồ sơ gốc của giấy phép lái xe được không ?
Mất bằng lái xuất trình hồ sơ gốc của giấy phép lái xe được không ? Bị mất bằng lái xe khi vi phạm luật xuất trình hồ sơ gốc của giấy phép lái xe có được không ?  Xuất trình hồ sơ gốc của giấy phép lái xe thay bằng lái xe khi công an hỏi có được không

Câu hỏi: Khi đi đường bị vi phạm luật giao thông mới bị mất giấy phép lái xe (GPLX). Khi CSGT kiểm tra mình chỉ có hồ sơ gốc GPLX vậy có đúng quy định không?

Về vấn đề này, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an trả lời như sau:

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ thì: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Vì vậy, khi CSGT kiểm tra, các bạn không xuất trình được GPLX mà xuất trình hồ sơ gốc GPLX là vi phạm quy định nêu trên.

Bởi vì, hồ sơ gốc GPLX không thể thay thế được GPLX. Mặt khác, khi đi làm lại thủ tục xin cấp lại GPLX phải đủ điều kiện được cấp GPLX thì mới được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xem thêm:  Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất

Thông tin được cập nhật từ chinhphu.vn
Mất bằng lái xe thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như thế nào ? Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe bị mất,Mất bằng lái xe có phải thi lại không? Thủ tục cấp lại bằng xe máy B2 bị mất. Mất bằng lái xe máy cấp lại như thế nào. Làm lại bằng lái xe ở đâu ?

Chắc là sẽ có nhiều người bị mất bằng lái xe có thể do đánh rơi hay bị móc túi mất. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất, để mọi người có thể dễ dàng trong việc làm lại bằng lái xe nhé

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất

Lịch tiếp nhận hồ sơ đổi giấy phép lái xe :

 - Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 :
 + Nhận hồ sơ đổi GPLX : Từ 8h00 đến 11h00’
 + Trả hồ sơ đổi GPLX : từ 15h00 đến 17h00’

 - Riêng ngày thứ 7 :
 + Nhận hồ sơ đổi GPLX : từ 8h00’ đến 11h00’
 + Trả hồ sơ đổi GPLX : từ 11h00 đến 12h00’

HỒ SƠ THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ ĐỔI GPLX BAO GỒM:

Người có Giấy phép lái xe trong thời hạn 3 tháng trước khi hết hạn được làm thủ tục đề nghị cấp lại GPLX:

1. Đơn đề nghị đổi GPLX (Theo mẫu quy định). Các bạn tải tại đây ==> Tải Về
2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định  (mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế);
3. Bản sao chụp GPLX (cái này có thể thiếu)
4. 02 ảnh màu cỡ 3x4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
5. Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Khi nộp  hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để  đối chiếu.

CÁC TRƯỜNG HỢP CÁ BIỆT KHI ĐỔI, CẤP LẠI GPLX CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Trường hợp mất giấy phép lái xe lần thứ nhất

- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Trường hợp còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

- Trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

- Trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

- Trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Trường hợp mất giấy phép lái xe lần từ lần thứ 2 trở lên

- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ 2 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

- Đối với trường hợp mất giấy phép lái xe lần thứ 3 thì người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ 3 trở lên trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ 2, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Nơi nhận và trả hồ sơ làm lại bằng lái xe :  

Tại TPHCM: SỞ GTVT TP. HCM 

- 252  Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3.
- 08 Nguyễn Ảnh Thủ, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12.
- 111 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú.

Tại Hà Nội:

- Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội : số 2 Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội hoặc 16 Cao Bá Quát - Q.Ba Đình - Hà Nội

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Bộ phận một cửa và Phòng Quản lý phương tiện giao thông.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý phương tiện giao thông.

- Cơ quan phối hợp: Không có.

Thời hạn giải quyết làm lại bằng lái xe

- Được xét cấp lại sau 02 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.


Kết quả thực hiện TTHC

- Sở GTVT Hà Nội cấp GPLX hoặc: “Quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc” trong trường hợp phát hiện người lái xe giả khai báo mất hoặc sử dụng hồ sơ lái xe giả, có hành vi cố tình gian dối khác…

- Hồ sơ người lái xe tự quản lý gồm các tài liệu trong mục Hồ sơ của TTHC.
Phí, lệ phí

Lệ phí cấp giấy phép lái xe bằng vật liệu PET: 135.000 đồng/lần.

Nguồn thông tin tại: chinhphu.vn

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Đeo sử dụng tai nghe khi đi xe máy có vi phạm luật không ?
Đeo sử dụng tai nghe khi đi xe máy có vi phạm luật không ? Đeo tai nghe nhạc khi điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu tiền. Đang tham gia giao thông có được sử dụng tai nghe để nghe nhạc.Nghe nhạc khi đi xe có phạm luật

Mỗi khi trên đường về quê, tôi thường sử dụng tai nghe nghe nhạc cho đỡ chán. Nhưng vừa rồi, tôi nghe bạn tôi nói là không được sử dụng tai nghe khi lái xe gắn máy. Bạn tôi đã từng bị xử phạt vì vi phạm này. Cho tôi hỏi, sử dụng tai nghe khi đi xe máy có phạm luật không? Nếu có thì mức xử phạt là như thế nào?

Bạn có thể xem thêm:

 Trả lời câu hỏi : Đeo sử dụng tai nghe khi đi xe máy có vi phạm luật không ?

- Điểm c, Điều 30, Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được thực hiện hành vi: “Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.

- Theo đó, sử dụng tai nghe khi điều khiển xe gắn máy là một hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

- Cụ thể, tại Điểm h, Khoản 1, Điều 6 quy định phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: “Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.

- Như vậy, nếu bạn sử dụng tai nghe, không phải là thiết bị trợ thính khi đang điều khiển xe gắn máy thì bạn đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

- Sử dụng tai nghe để nghe nhạc, nghe tiếng Anh,…ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho người đi đường. Bởi vì hành động đó có thể làm người lái xe mất tập trung, không nghe thấy còi báo hiệu từ các phương tiện khác. Trong thực tế, nhiều người đã bị chết trong trường hợp do dùng tai nghe nghe nhạc nên không nghe thấy tiếng còi tàu và bị tàu đâm.

*Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Theo duongbo.vn


Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Thủ tục làm lại Chứng minh nhân dân ( CMND ) bị mất
Thủ tục làm lại Chứng minh nhân dân ( CMND ) bị mất. Mất chứng minh nhân dân làm lại như thế nào? Lệ phí làm lại CMND. làm lại CMND hết bao nhiêu tiền. Làm lại CMND cần chuẩn bị giấy tờ gì

Chào các bạn mình mới mất CMND và đã đi làm lại nên viết bài viết này chia sẻ cho mọi người cùng biết để đỡ bỡ ngỡ không biết làm gì chuẩn bị gì khi muốn làm lại CMND bị mất

Nơi làm thủ tục cấp CMND

- Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.

- Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.

Thủ tục cấp lại CMND

- Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công  an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú. Các bạn Tải mẫu đơn đề nghị cấp CMND ==> Tại Đây

Các bạn mang tới cơ quan có thẩm quyền để làm tiếp các bước tiếp theo nhé.

- Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Cái này bạn cứ photo công chứng đem theo cho chắc nhé.

- Kê khai tờ khai cấp CMND.

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

Chú ý Các thứ các bạn phải chuẩn bị: Ảnh 4 cái 3x4 , Sổ hộ khẩu photo ra 2 bản, giấy đề nghị xin cấp lại CMND sau khi được đóng dấu đầy đủ photo ra 2 bản

Thủ tục cấp CMND cho quân đội và CAND:

- Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội và Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể khi làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND theo quy định chung như đối với trường hợp cấp CMND cho công dân. Riêng việc xuất trình hộ khẩu thường trú được thay bằng Giấy giới thiệu của cấp có thẩm quyền kèm theo chứng minh quân đội, chứng minh CAND (trường hợp đã đăng ký hộ khẩu thường trú cùng gia đình thì áp dụng như các công dân khác).

- Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho công dân là Quân nhân và CAND để làm thủ tục cấp CMND quy định như sau:

  • Cục trưởng hoặc cấp tương đương (nếu cấp cho người thuộc biên chế của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an)
  • Thủ trưởng Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Bộ Tư lệnh.
  • Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
  • Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trung học.
  • Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp huyện và  Trưởng Công an cấp huyện.


Lệ phí cấp CMND:

- Đối tượng thu lệ phí: Công dân làm thủ tục cấp lại, cấp đổi (do bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung ghi trong CMND).

- Mức thu: Cấp đổi, cấp lại theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6.000 đồng (lệ phí không bao gồm tiền chụp ảnh).

- Đối tượng không thu, miễn thu lệ phí: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh; công dân của các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; cấp mới, cấp đổi do CMND hết hạn sử dụng.

- Muốn tàu nhanh thì chắc các bác phải mất phí nhiều hơn bạn có thể hỏi trực tiếp họ xem sao :D

Thời gian trả CMND:

- Trong thời hạn 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.


Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Để xe trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu tiền ? Hành vi sử dụng vỉa hè và lòng đường làm nơi kinh doanh và để xe đạp, xe máy bị phạt như thế nào ?
Để xe trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu tiền ?

Hành vi sử dụng vỉa hè và lòng đường làm nơi kinh doanh và để xe đạp, xe máy là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Quy định cụ thể như sau:

1. Về hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa bị xử phạt theo điểm c khoản 3 Điều 15 sửa đổi tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

2. Theo quy định tại Nghị định 71/2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các hành vi: Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Tuy nhiên, nếu vi phạm trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền bị áp dụng sẽ là từ 300.000 - 500.000 đồng. Trong trường hợp này, bạn đã đỗ xe máy trên vỉa hè tại tuyến đường Đại La, Hà Nội thuộc khu vực vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, việc CSGT áp dụng mức phạt 400.000 đồng với bạn là phù hợp với quy định của pháp luật.

LS. Lê Thiên
(Công ty Luật TNHH Lê và Liên Danh)



Bị giữ bằng lái nhưng nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý ra sao?

Bị giữ bằng lái nhưng nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý ra sao như thế nào? Bị giữ bằng lái nhưng nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý như thế nào ? Bị giữ bằng lái nhưng quá ngày nộp phạt mới đi nộp phạt bị xử lý như thế nào?


Bạn đọc Phương Mai có phản ánh :  Cách đây chừng 2 tháng, tôi vi phạm lỗi giao thông và bị cảnh sát giao thông xử phạt và giữ bằng lái xe máy trong 30 ngày. Nhưng vì công việc quá bận nên tôi không đến nộp phạt để lấy lại bằng lái xe đúng hạn như trong giấy hẹn thì sẽ bị xử lý thế nào? Liệu có bị tăng mức phạt đối với lỗi này không?

Trả lời :

- Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 và quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền.

- Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.
Thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định hoãn.

- Như vậy, nếu bạn đã bị cảnh sát giao thông giao quyết định xử phạt, quá thời hạn nêu trên mà bạn không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Bạn phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

- Đối với mức phạt thì vẫn được giữ nguyên, bạn không bị áp dụng tăng mức phạt.

Nguồn Soha.vn


Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Bị tạm giữ giấy tờ xe có thể tham gia giao thông bình thường hay không?
Bị tạm giữ giấy tờ xe có thể tham gia giao thông hay không? Bị tạm giữ giấy tờ xe có thể tham gia giao thông bình thường hay không? Bị tạm giữ giấy tờ xe do vi phạm giao thông có thể tham gia giao thông bình thường hay không?


Có bạn hỏi về luật giao thông như sau: Ngày 08/07 khi tham gia giao thông đến ngã tư đèn xanh bật tôi rẽ phải nhưng do vội đã không có tín hiệu và bị phạt lỗi này CSGT đã viết biên bản vị phạm hành chính và hẹn tôi ngày 18/07 đến Phòng CSGT để giải quyết. Ngày 18/07 tôi đến như đã hẹn khi gặp bộ phận tiếp dân được trả lời nhưng trường hợp vi phạm giao thông từ 01/07 đang chờ để có hướng dẫn cụ thể mới giải quyết. Tôi rất bức xúc về câu trả lời (khó chịu của nữ CSGT) trong khi tôi phải đi 30 km trời mưa để đến như đã hẹn.

Sau một hồi thắc mắc với người cấp cao hơn thì mới được ra hạn thời gian giải quyết việc này đến 29/07. Vậy với giấy đó khi tham gia giao thông bị CSGT hỏi giấy tờ xe thì nó có giá trị không. Rất mong câu trả lời của tòa soạn (có phải cả nước quy định như vậy không bao giờ giải quyết)

Trả lời: Vụ Pháp chế, Bộ GTVT trả lời như sau:

Theo như câu hỏi của bạn gửi về thì chưa đủ cơ sở để xác định lỗi vi phạm của bạn. Phương tiện tham giao thông và hành vi vi phạm của bạn sẽ được áp dụng đối với ô tô hay xe máy.

Theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định tại điểm 2 khoản 15 Điều 1 “Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản này, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

- Như vậy trong khi chờ giải quyết vụ việc vi phạm theo thời hạn, giấy hẹn có giá trị thay thế những giấy tờ bị tạm giữ và bạn vẫn có thể tham gia giao thông bình thường.

Nguồn: www.mt.gov.vn