DMCA.com Protection Status

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Sau 22h cảnh sát có động được phép kiểm tra xử phạt lỗi gì ?
Sau 22h cảnh sát có động được phép kiểm tra những gì xử phạt lỗi gì ? Những lỗi vi phạm CSCĐ được phép xử phạt sau 22h. Những lỗi CSCĐ được phép xử phạt. 

Sau 22h cảnh sát có động được phép kiểm tra xử phạt lỗi gì ?

Thi thoảng tôi đi xe máy chở bạn gái về nhà khoảng 23h thì gặp 4 chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) đi 2 xe máy, dừng xe của tôi và yêu cầu tấp vào lề đường để kiểm tra. Xin hỏi, việc CSCĐ dừng xe như vậy sẽ được kiểm tra những gì?

Bài viết bạn có thể quan tâm



Trả lời: Thực tế, sau 22h trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, các đối tượng tội phạm thường sử dụng phương tiện giao thông để hoạt động.

- Theo đó, cùng với các lực lượng công an, lực lượng CSCĐ thường tuần tra vũ trang, với mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, cũng như kịp thời phát hiện và ngăn chặn, bắt giữ những đối tượng manh động, phạm tội trên tuyến giao thông.

- Trường hợp, bạn điều khiển phương tiện, lưu thông sau 22h, nếu gặp các chiến sỹ CSCĐ dừng xe kiểm tra, bạn phải bình tĩnh, vì đây chỉ là kiểm tra hành chính thông thường. Theo đó, bạn phải xuất trình giấy tờ liên quan đến người, phương tiện. Cụ thể, giấy tờ gồm: CMND, GPLX, đăng ký xe.

- Trường hợp nếu bạn mang theo tài sản thì bạn phải chứng minh nguồn gốc của tài sản đó. Đồng thời, thực hiện những yêu cầu kiểm tra của CSCĐ như: Mở cốp xe xem trong đó có mang theo công cụ hỗ trợ hay những hàng hóa trong danh mục Nhà nước nghiêm cấm...

- Vì qua công tác kiểm tra hành chính, lực lượng CSCĐ trên nhiều địa bàn đã phát hiện, thu giữ nhiều vũ khí nóng, chất gây nghiện, ma túy tổng hợp… thậm chí còn bắt giữ được nhiều đối tượng truy nã đang trên đường lẩn trốn…

- Tốt nhất khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, nhất là vào ban đêm, bạn hãy mang đầy đủ giấy tờ liên quan đến người và phương tiện. Đừng vì vội vàng mà không mang theo giấy tờ, như vậy sẽ mất thời gian cho bạn, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra của cơ quan chức năng.

Những lỗi vi phạm giao thông CSCĐ được phép xử phạt

Theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt:

Tại Khoản 3 Điều 47 về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các lực lượng như CSTT, CS113, CSCĐ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau:

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.

- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.

- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.

- Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông...

Cũng theo Điểm d - Khoản 1 - Điều 11 và Điểm c, Điểm d - Khoản 3 - Điều 10 thì các lực lượng trên không được xử phạt các vi phạm: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định...

Tuy nhiên, CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

+ Nếu CSCĐ thổi phạt bạn vì lỗi rẽ không bật đèn tín hiệu là không đúng chức trách, nhiệm vụ quyền hạn. Bạn có quyền khởi kiện dựa vào biên bản đã lập.

+ Như vậy, Cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt xe lỗi không gương chiếu hậu.