Cô bé ấy là một trong những học viên khóa điều dưỡng trung cấp được phân về khoa tôi thực tập. Đúng như tôi đã gọi là “Cô bé”; so với bạn bè cùng khóa, cô chỉ như một đứa bé! Gầy gò, thấp nhỏ, khuôn mặt trái xoan, mái tóc cắt ngắn; chỉ có đôi mắt đen tròn, vầng trán cao thông minh song bướng bĩnh. Cô bé thường trầm ngâm, ít vui đùa cùng chúng bạn. Như tách biệt khỏi nhóm thực tập cùng khoa, cô thường một mình ghi ghi, chép chép. Chiếc áo điều dưỡng thực tập có lẽ mượn của ai đó nên rộng thùng thình quá gối, trông thật ngộ!
Tại khoa Cấp cứu, tôi được phân công hướng dẫn thực tập, nên phải ghi chú cẩn thận để cuối đợt làm báo cáo nhận xét, đánh giá học viên. Sự khác biệt của cô bé làm tôi thắc mắc. Tôi thường đặt những tình huống “trái khoáy” có thể xảy ra trong thực tế để khảo nghiệm kiến thức và khả năng ứng phó của học viên trong cấp cứu bệnh nhân. Nhiều lần tôi ngạc nhiên lẫn thích thú khi nghe cô bé trình bày cách xử lý tình huống đạt yêu cầu hơn hẳn bạn bè, chứng tỏ một sự nỗ lực cần cù trong học tập. Tôi quyết định chọn cô và vài bạn khác thực hành trực cấp cứu theo ca trực của khoa để học viên dần quen thực tế.
Tại khoa Cấp cứu, tôi được phân công hướng dẫn thực tập, nên phải ghi chú cẩn thận để cuối đợt làm báo cáo nhận xét, đánh giá học viên. Sự khác biệt của cô bé làm tôi thắc mắc. Tôi thường đặt những tình huống “trái khoáy” có thể xảy ra trong thực tế để khảo nghiệm kiến thức và khả năng ứng phó của học viên trong cấp cứu bệnh nhân. Nhiều lần tôi ngạc nhiên lẫn thích thú khi nghe cô bé trình bày cách xử lý tình huống đạt yêu cầu hơn hẳn bạn bè, chứng tỏ một sự nỗ lực cần cù trong học tập. Tôi quyết định chọn cô và vài bạn khác thực hành trực cấp cứu theo ca trực của khoa để học viên dần quen thực tế.
Đêm ấy, chúng tôi có một ca gảy hở xương cẳng chân kèm theo đa chấn thương phần mềm; bệnh nhân có thể bị shock do mất máu và đau đớn. Đang cấp cứu bệnh nhân, bỗng có ai đó la lớn: “Cô điều dưỡng xỉu rồi!”. Tôi quay lại nhìn thì ôi thôi! Cô bé học viên của tôi da tái xanh, mắt nhắm nghiền, đang được một cô bạn đỡ dậy. Tôi vội chạy đến bắt mạch, thấy không nghiêm trọng, tôi bảo bạn đỡ cô vào phòng trực, dặn dò để cô bé nghỉ ngơi trong yên tĩnh rồi tập trung cấp cứu bệnh nhân. Ca cấp cứu phức tạp làm tôi quên hẳn cô bé! Hoàn chỉnh bệnh án, hồ sơ cấp cứu xong, tôi mới nhớ, vội tranh thủ tạt vào thăm cô bé. Được bạn bè chăm sóc, cô bé đã tỉnh lại nhưng vẫn ở trong phòng. Nỗi sợ hãi và mệt mõi vẫn còn vương trên nét mặt.
- Em khỏe chưa? - Tôi ân cần nắm tay cô bé.
- Thưa cô! Em xin lỗi!
- Sao em lại xin lỗi cô? - Tôi ngạc nhiên.
- Vì em không hoàn thành trách nhiệm. Em không cấp cứu được bệnh nhân mà còn làm cho mọi người thêm lo lắng; hơn nữa còn làm cho thân nhân bệnh nhân nghĩ không đúng về các cô. Em hối hận và buồn quá cô ạ! Không hiểu sao khi thấy máu chảy, em sợ hãi, choáng váng rồi ngất luôn! Em phải chuyển sang nghề khác thôi, nhưng thật lòng, em không muốn thế!
Hỏi thăm em, tôi mới biết gia cảnh em thật khó khăn. Gia đình sống ở vùng nông thôn, cùng mọi người chung quang lam lũ lao động kiếm sống hằng ngày, điều kiện chăm sóc sức khỏe chưa cao. Em muốn học nghề y để giúp bà con trong thôn xóm thiết thực hơn. Tôi thật sự cảm động, tha thiết động viên em, hướng dẫn em cách dần dần khắc phục nỗi sợ hãi, chỉ mong giúp thêm chút nghị lực và ý chí theo đuổi ngành y của em, như phần nào sẻ chia tấm lòng mình cùng em với bà con nơi em sống. Tôi cố gắng hỗ trợ em hết khả năng mình có. Cuối đợt, tôi vẫn ủng hộ và nhận xét tốt về em dù cho vẫn còn một vài ý kiến chưa nhất trí.
Nhiều năm sau, trong một lần được tham dự buổi họp mặt điều dưỡng tiêu biểu toàn tỉnh do Sở Y tế tổ chức nhân ngày 27/02, đang loay hoay tay bắt mặt mừng với bạn bè cũ; tôi giật mình vì tiếng ai đó quen quen: “Em chào cô!”. Tôi quay lại, vừa ngỡ ngàng, vừa mừng rỡ:
- Là em ư? Hôm nay…
- Vâng! Em được bầu chọn để dự buổi họp mặt toàn tỉnh. Em biết cô cũng có mặt nhưng em tìm mãi mới gặp. Em cám ơn cô thật nhiều, vì không có cô động viên thưở nọ, có lẽ em đã chuyển nghề, bỏ luôn cả ước mơ phục vụ, chăm sóc bệnh nhân, và… không có cả hôm nay!
dovaden2010