Yêu một người không có tội nhưng nếu quá yêu thì lại là một lỗi lớn, có thể khiến bạn mất đi người ấy. Vì sao ư? Đơn giản thôi, vì cái gì quá cũng không tốt.
Bởi vậy nếu cảm thấy mình có triệu chứng của bệnh “quá yêu” thì nên điều trị triệt để bằng những cách sau:
Trước tiên, bạn cần “tẩy não” tức là thay đổi từ trong suy nghĩ:
1. Sống không phải chỉ để yêu
Trước khi quen với người ấy, cuộc sống của bạn thế nào? Tất nhiên là vẫn có gia đình, bạn bè, chuyện công việc hoặc học hành….
Vậy thì tại sao bây giờ bạn lại gạt những điều đó sang một bên để tập trung chủ yếu cho “chuyên môn yêu” thôi?
Điều đó không nên, nó chỉ làm cây tình yêu của bạn “thừa chất” và nhanh héo mòn.
2. Yêu mình đầu tiên
Nhiều người cứ lao vào tình yêu như con thiêu thân và chẳng nghĩ tới bản thân để rồi chuốc lấy thiệt thòi, cay đắng.
Bởi vậy, bài học kinh nghiệm là bạn phải yêu mình trước thì người khác mới yêu bạn.
Chẳng hạn như, nếu là con gái, thay vì mua một chiếc áo tặng chàng sao bạn không tự sắm cho mình một chiếc váy đã, ít nhất nó cũng khiến anh ấy thấy bạn đẹp và đáng yêu hơn. Còn chiếc áo cho chàng, dịp khác mua cũng chưa muộn!
3. Ai cũng có niềm kiêu hãnh
Ngay sau khi nhận ra những dấu hiệu mình có vẻ phải “quỵ lụy” đối phương thì bạn nên nghiêm khắc nhắc nhở bản thân rằng:
“Tại sao mình phải ‘lay lắt’ vì người ta trong khi người ta hoàn toàn bình thản?” Điều đó chẳng phải là đang đánh vào lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của bạn sao?
Vậy thì yêu một cách thoải mái hơn đi chứ đừng khổ sở nữa!
4. Không gì là không thể
Có phải bạn từng nghĩ: “Mình không thể sống nổi nếu thiếu người ấy!”. Thực tế là rất nhiều người khi yêu cũng hoang tưởng ra viễn cảnh tối tăm đó giống bạn nhưng rồi lúc tình yêu thất bại họ vẫn sống đàng hoàng, thậm chí còn nhanh chóng tìm được người khác thay thế.
Bởi vậy, bạn nên tin rằng trong tình yêu không gì là không thể, chỉ có bạn muốn hay không mà thôi.
5. Không làm “cái đuôi”
Khi yêu ai chẳng mong được ở bên cạnh “người thương”. Nhưng nếu cứ dính với chàng/nàng 24/24 thì bạn chẳng khác nào cái đuôi của họ, tức là bạn đang bị phụ thuộc và chịu sự điều khiển của người ấy. Điều đó không tốt chút nào, bản thân đối phương cũng sẽ khó chịu vì “cái đuôi” vướng víu.
Nên nhớ, một chút khoảng cách sẽ làm hai bên thấy nhớ nhau, yêu nhau hơn.
6. Hãy thôi điệp khúc “Ở đâu, làm gì, với ai?”
Điệp khúc này cứ lặp đi lặp lại liên tục mỗi khi bạn không được ở cạnh người ấy. Dường như bạn cảm thấy bất an khi không có được câu trả lời cụ thể, chính xác. Nhưng đừng làm như thể bạn sinh ra trên đời này chỉ để theo dõi và kiểm soát người ấy.
Dẫu biết rằng điều đó xuất phát từ tình yêu và sự quan tâm nhưng nó đang làm cho chàng/nàng cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.
7. Chủ động và bị động
Chủ động thể hiện tình yêu, chủ động hẹn hò, chủ động đưa đón… Tại sao lúc nào bạn cũng phải là người chủ động.
Có thể với bạn điều này không quan trọng nhưng vô tình bạn đã vô tình tạo thói quen “ăn sẵn nằm ngửa” cho đối phương và biến mình thành kẻ “nô bộc” của tình yêu.
Tốt nhất, nên chủ động và bị động “kết hợp nhuần nhuyễn”.
8. Biết đòi hỏi và từ chối
Một điều tương tự nữa là bạn đừng chỉ biết đáp ứng mọi nhu cầu của đối phương và chẳng bao giờ đòi hỏi gì.
“Sách vở” dạy rằng: “Yêu thì phải hết mình!”, song đó chỉ là lý thuyết suông. Như vậy rất dễ làm hư người ấy khiến cho người ấy trở thành kẻ ích kỉ, chỉ biết nhận chứ không biết cho.
Đôi khi bạn phải học cách “khiếm nhã” nói lời từ chối với “nửa kia”, nhất là với những việc hơi quá sức. Một người khôn ngoan sẽ yêu… gần hết mình thôi!
Bên cạnh đó, thỉnh thoảng nũng nịu đòi chàng tặng cho một chiếc son hoặc tha thiết muốn nàng nấu cho một bữa tối là rất cần thiết.
Điều đó vừa có lợi cho bạn, vừa tạo cho đối phương cơ hội thể hiện tình cảm của mình.
9. Tự tin vào giá trị bản thân
Có thể ngoại hình hay vật chất người ấy nhỉnh hơn nhưng điều đó chả có nghĩa lý gì.
Nó càng không phải là lí do khiến bạn cảm thấy mình thấp kém và lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ mất người ấy.
Bạn biết không, chính sự thiếu tự tin mới làm bạn mất đi sự hấp dẫn và giá trị trong mắt đối phương.
10. Có chính kiến
Hãy vứt ngay ý niệm: “Người yêu luôn luôn đúng” đi! Yêu chiều “người ta” lắm nhưng bạn vẫn cần có chính kiến.
Điểm nào chưa đúng thì bạn phải kiểm điểm ngay chứ không được cam chịu. Yêu là nhường nhịn chứ không phải nhẫn nhịn.
Đặc biệt, với những “đối tượng” ngang bướng, cứng đầu, càng phải cho họ biết: “Đây cũng không phải kẻ vừa đâu, chớ có dại mà lấn lướt!”.
11. Thỉnh thoảng làm người ấy phát điên
Nhiều phen người ấy làm bạn “sôi máu” thì cũng có lúc bạn làm người ta phát điên cũng là lẽ đương nhiên.
Nghe có vẻ nhỏ mọn, hẹp hòi nhưng đó là nguyên tắc “qua lại” tất yếu thường thấy trong tình yêu.
Ai cũng có lúc lầm lỗi nên bạn không cần phải sống quá mô phạm. Hơn nữa, thỉnh thoảng “rồ” lên vì nhau cũng là một thứ gia vị ngọt ngào của tình yêu.
Bởi vậy nếu cảm thấy mình có triệu chứng của bệnh “quá yêu” thì nên điều trị triệt để bằng những cách sau:
Trước tiên, bạn cần “tẩy não” tức là thay đổi từ trong suy nghĩ:
1. Sống không phải chỉ để yêu
Trước khi quen với người ấy, cuộc sống của bạn thế nào? Tất nhiên là vẫn có gia đình, bạn bè, chuyện công việc hoặc học hành….
Vậy thì tại sao bây giờ bạn lại gạt những điều đó sang một bên để tập trung chủ yếu cho “chuyên môn yêu” thôi?
Điều đó không nên, nó chỉ làm cây tình yêu của bạn “thừa chất” và nhanh héo mòn.
2. Yêu mình đầu tiên
Nhiều người cứ lao vào tình yêu như con thiêu thân và chẳng nghĩ tới bản thân để rồi chuốc lấy thiệt thòi, cay đắng.
Bởi vậy, bài học kinh nghiệm là bạn phải yêu mình trước thì người khác mới yêu bạn.
Chẳng hạn như, nếu là con gái, thay vì mua một chiếc áo tặng chàng sao bạn không tự sắm cho mình một chiếc váy đã, ít nhất nó cũng khiến anh ấy thấy bạn đẹp và đáng yêu hơn. Còn chiếc áo cho chàng, dịp khác mua cũng chưa muộn!
3. Ai cũng có niềm kiêu hãnh
Ngay sau khi nhận ra những dấu hiệu mình có vẻ phải “quỵ lụy” đối phương thì bạn nên nghiêm khắc nhắc nhở bản thân rằng:
“Tại sao mình phải ‘lay lắt’ vì người ta trong khi người ta hoàn toàn bình thản?” Điều đó chẳng phải là đang đánh vào lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của bạn sao?
Vậy thì yêu một cách thoải mái hơn đi chứ đừng khổ sở nữa!
4. Không gì là không thể
Có phải bạn từng nghĩ: “Mình không thể sống nổi nếu thiếu người ấy!”. Thực tế là rất nhiều người khi yêu cũng hoang tưởng ra viễn cảnh tối tăm đó giống bạn nhưng rồi lúc tình yêu thất bại họ vẫn sống đàng hoàng, thậm chí còn nhanh chóng tìm được người khác thay thế.
Bởi vậy, bạn nên tin rằng trong tình yêu không gì là không thể, chỉ có bạn muốn hay không mà thôi.
5. Không làm “cái đuôi”
Khi yêu ai chẳng mong được ở bên cạnh “người thương”. Nhưng nếu cứ dính với chàng/nàng 24/24 thì bạn chẳng khác nào cái đuôi của họ, tức là bạn đang bị phụ thuộc và chịu sự điều khiển của người ấy. Điều đó không tốt chút nào, bản thân đối phương cũng sẽ khó chịu vì “cái đuôi” vướng víu.
Nên nhớ, một chút khoảng cách sẽ làm hai bên thấy nhớ nhau, yêu nhau hơn.
6. Hãy thôi điệp khúc “Ở đâu, làm gì, với ai?”
Điệp khúc này cứ lặp đi lặp lại liên tục mỗi khi bạn không được ở cạnh người ấy. Dường như bạn cảm thấy bất an khi không có được câu trả lời cụ thể, chính xác. Nhưng đừng làm như thể bạn sinh ra trên đời này chỉ để theo dõi và kiểm soát người ấy.
Dẫu biết rằng điều đó xuất phát từ tình yêu và sự quan tâm nhưng nó đang làm cho chàng/nàng cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.
7. Chủ động và bị động
Chủ động thể hiện tình yêu, chủ động hẹn hò, chủ động đưa đón… Tại sao lúc nào bạn cũng phải là người chủ động.
Có thể với bạn điều này không quan trọng nhưng vô tình bạn đã vô tình tạo thói quen “ăn sẵn nằm ngửa” cho đối phương và biến mình thành kẻ “nô bộc” của tình yêu.
Tốt nhất, nên chủ động và bị động “kết hợp nhuần nhuyễn”.
8. Biết đòi hỏi và từ chối
Một điều tương tự nữa là bạn đừng chỉ biết đáp ứng mọi nhu cầu của đối phương và chẳng bao giờ đòi hỏi gì.
“Sách vở” dạy rằng: “Yêu thì phải hết mình!”, song đó chỉ là lý thuyết suông. Như vậy rất dễ làm hư người ấy khiến cho người ấy trở thành kẻ ích kỉ, chỉ biết nhận chứ không biết cho.
Đôi khi bạn phải học cách “khiếm nhã” nói lời từ chối với “nửa kia”, nhất là với những việc hơi quá sức. Một người khôn ngoan sẽ yêu… gần hết mình thôi!
Bên cạnh đó, thỉnh thoảng nũng nịu đòi chàng tặng cho một chiếc son hoặc tha thiết muốn nàng nấu cho một bữa tối là rất cần thiết.
Điều đó vừa có lợi cho bạn, vừa tạo cho đối phương cơ hội thể hiện tình cảm của mình.
9. Tự tin vào giá trị bản thân
Có thể ngoại hình hay vật chất người ấy nhỉnh hơn nhưng điều đó chả có nghĩa lý gì.
Nó càng không phải là lí do khiến bạn cảm thấy mình thấp kém và lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ mất người ấy.
Bạn biết không, chính sự thiếu tự tin mới làm bạn mất đi sự hấp dẫn và giá trị trong mắt đối phương.
10. Có chính kiến
Hãy vứt ngay ý niệm: “Người yêu luôn luôn đúng” đi! Yêu chiều “người ta” lắm nhưng bạn vẫn cần có chính kiến.
Điểm nào chưa đúng thì bạn phải kiểm điểm ngay chứ không được cam chịu. Yêu là nhường nhịn chứ không phải nhẫn nhịn.
Đặc biệt, với những “đối tượng” ngang bướng, cứng đầu, càng phải cho họ biết: “Đây cũng không phải kẻ vừa đâu, chớ có dại mà lấn lướt!”.
11. Thỉnh thoảng làm người ấy phát điên
Nhiều phen người ấy làm bạn “sôi máu” thì cũng có lúc bạn làm người ta phát điên cũng là lẽ đương nhiên.
Nghe có vẻ nhỏ mọn, hẹp hòi nhưng đó là nguyên tắc “qua lại” tất yếu thường thấy trong tình yêu.
Ai cũng có lúc lầm lỗi nên bạn không cần phải sống quá mô phạm. Hơn nữa, thỉnh thoảng “rồ” lên vì nhau cũng là một thứ gia vị ngọt ngào của tình yêu.