Góc Tâm Hồn Nhỏ - Khi chúng ta đối mặt với nhiều loại phương án, bạn cần cân nhắc các phương án giải quyết với mọi khả năng có thể xảy ra. Luôn sáng tạo và nghĩ ra các phương án thay thế, tuyệt đối không nên chịu ảnh hưởng của quyết sách tương tự trước đây. Nếu bạn chọn phương án gần giống với phương án mà bạn đã từng chọn, nghĩa là bạn đang tìm cái gần gũi nhất chứ không phải là phương án hành động tốt nhất.
Hai nữa, một trở ngại quyết sách khác là do quá chú trọng đến kiến thức trước đây. Nếu quá ỷ lại vào những kiến thức đã có, thì điều ấy sẽ cản trở chúng ta vận dụng những kiến thức mới để đưa ra quyết sách hay. Cũng vậy, nếu bạn thấy rằng kinh nghiệm trước đây của mình là khởi nguồn thông tin tốt nhất cho quyết sách, thì đó là biểu hiện của một người quá ỷ lại vào kinh nghiệm quá khứ; vì thế, dù kinh nghiệm là cần, nhưng không nên lấy kinh nghiệm làm khởi nguồn thông tin duy nhất và chính yếu để vội vàng đưa ra quyết sách.
Kỹ năng tư duy: Phán đoán để giải quyết vấn đề. Nâng cao khả năng tư duy: Mở rộng tầm nhìn. Trở thành nhà lãnh đạo.
Trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy phương án mà bạn cho rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Cần nhận thức rõ được rằng, không có một quyết sách nào mà không có mặt hạn chế…
Chúng ta sẽ xem xét cách đưa ra quyết sách hiệu quả khi gặp vấn đề phức tạp:
- Xác định các vấn đề cần được giải quyết: Đừng vội vàng khi đưa ra quyết sách, dành thời gian thích đáng để xác định tình huống cụ thể, lập ra trình tự trước sau của quyết sách. Tránh việc dùng “đúng – sai” hoặc cố chấp vào thành kiến để phán đoán sự việc, bạn cần xem xét kỹ lưỡng đó có thực sự là vấn đề quan trọng cần giải quyết hay không? Có cần thiết phải chia nhỏ các vấn đề để giải quyết cho dễ dàng hơn không? Mặt tích cực của phương án này là gì? Mặt tiêu cực là gì? Phương án này có ảnh hưởng tới ai hay tới việc gì không? Liệu phương án này có thể chấp nhận được không và liệu nó có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược lâu dài của bạn?
- Thu thập thông tin liên quan: Lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề theo một cách mới mẻ hơn. Mỗi quyết sách của bạn phải hướng về tương lai, khai thác thông tin cần thiết mới và nắm bắt triển vọng mới; còn quá khứ (cả thất bại cũng như thành công) là thông tin chỉ để tham khảo chứ không phải để chi phối tư tưởng của mình. Ngoài ra, cần tránh thái độ “tuân thủ quy tắc”, tính hiệu quả trong quyết sách của bạn sẽ bị hạn chế.
- Viết ra giấy: Bạn hãy viết ra giấy vấn đề mà bạn nghĩ tới (“Trí nhớ tốt không bằng ngòi viết cũ ”), viết ra kế hoạch hành động mà bạn nghĩ nó có thể áp dụng được. Nhờ đó, bạn có thể chuyên tâm suy nghĩ xem còn có vấn đề quan trọng nào khác không; nó còn có thể giúp bạn tránh được việc ỷ lại vào kinh nghiệm và kiến thức theo tư duy “thói quen” trước đây.
- Tiêu chuẩn của quyết sách? Bạn cần phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu của quyết sách đơn giản. Nhưng khi vấn đề quyết sách đề cập tới tương đối phức tạp, bạn có thể hạ thấp tiêu chuẩn, ví dụ, tổng cộng có 6 tiêu chuẩn, thì chỉ cần thỏa mãn 4 trong 6 điều đó là được. Bởi không có gì là hoàn hảo cả, phương án mà bạn cho rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Cần nhận thức rõ được rằng, không có một quyết sách nào mà không có mặt hạn chế.
Cuối cùng, mỗi khi thực hiện quyết sách, bạn hãy tự hỏi rằng, “Quyết sách này có giống với quyết sách mà trước đây mình đã thực hiện không?”. Và nếu có đủ thời gian để đưa ra quyết sách quan trọng, trước khi thực hành quyết sách phải kiểm nghiệm thực tế đồng thời chỉnh sửa những điểm không hoàn chỉnh, nhờ vậy bạn có thể tránh được quyết sách sai lầm.
Chúc các bạn có thể đưa ra quyết sách tốt nhất mà bạn có thể.
Khải Quân tổng hợp (Hieuhoc.com)