DMCA.com Protection Status

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Cách giặt và bảo quản áo len để không bị co giãn và co rút
Cách giặt và bảo quản áo len để không bị co giãn và co rút. Cách bảo quản áo len đúng cách.Cách giặt áo len không bị gião và hỏng dáng áo. Cách giặt và bảo quản đồ len

Thời tiết lạnh giá, chính vì vậy những chiếc áo len trở thành "người bạn" không thể thiếu của tất cả mọi người. Nhưng giặt áo len thế nào để không bị co, giãn hay mất màu thì nhất thiết bạn phải biết cách bảo quản.Hãy cùng Bít Tuốt tìm hiểu về cách giặt và bảo quản áo len làm sao để không bị co giãn và co rút dưới đây

Bài viết bạn có thể quan tâm:
Cách giặt áo len để không bị co giãn và co rút

Bước 1: Đổ nước lạnh vào chậu rồi đổ bột giặt loại dịu nhẹ vào, khuấy đều nước trong chậu. Cho áo len vào đó. Cuộn tròn áo xung quanh chậu cho đến khi áo ướt hoàn toàn. Không nên cọ mạnh hay kéo giãn áo len bởi điều đó sẽ làm hỏng dáng và chất liệu áo. Để áo len trong chậu khoảng 10 phút cho bột giặt thấm vào bên trong chất liệu vải.

Bước 2: Cầm áo len nhấc lên khỏi mặt nước rồi lại ấn xuống đáy chậu vài lần (tránh vặn áo) để giũ bỏ chất bẩn.

- Sau đó, đổ hết nước xà phòng rồi lại cho nước lạnh mới vào chậu. Cho áo len vào ngập bên dưới chậu nước và lại cuộn tròn nó xung quanh chậu để làm sạch.

- Tiếp theo, lại đổ chậu nước đi và cho nước sạch vào. Lặp lại quá trình trên cho đến khi nước trong chậu trong.

Bước 3: Để vắt sạch nước trong áo len, bạn hãy cầm lấy áo len và nhẹ nhàng ấn xuống đáy chậu.
Khi phơi, tránh ánh nắng mặt trời và nhiêt độ cao. Nhẹ nhàng tạo lại dáng áo rồi vắt qua thân móc thay vì treo áo len như thông thường.

Mẹo giặt và bảo quản áo len - đồ len 

- Chống co rút áo len : Nếu muốn áo len không bị co, hãy dùng nước ấm (cỡ 30oC) để giặt. Khi xả nước cuối cùng, hãy pha vào một ít giấm, áo sẽ giữ được độ đàn hồi cũng như màu sáng vốn có, đồng thời có thể trung hòa lượng kiềm của xà bông còn sót lại trên áo.

Cách giặt và bảo quản áo len để không bị co giãn và co rútTrải sản phẩm giữa 2 cái khăn lông khô, để ráo nước, phơi ở nơi mát mẻ và thoáng gió, tránh ánh nắng mặt trời, không dùng móc để treo.

- Xử lý áo len bị chảy giãn: Áo len dù có giặt kỹ nhưng mặc lâu thường bị chảy và trở nên rộng hơn, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của áo. Để áo trở về hình dáng ban đầu, hãy ngâm áo vào nước ở nhiệt độ từ 70 đến 80oC. Nếu ống tay áo hay gấu áo mất tính co giãn, hãy ngâm riêng chỗ đó vào nước ở nhiệt độ từ 40 đến 50oC. Khoảng một đến hai tiếng sau, mang áo ra phơi, tính co giãn sẽ được phục hồi.

- Cách phơi áo len đúng cách: Nếu treo quần áo len lên móc, áo sẽ bị biến dạng. Để khắc phục, giặt xong không nên vắt nước mà cuộn lại trong một chiếc khăn để vắt, rồi trải áo ra trên một mặt phẳng và phơi khô bình thường.

- Cách làm mới áo len: Để làm mới quần áo len, không thể dùng chất tẩy thông thường mà hãy chuẩn bị một dung dịch gồm: 5 lít nước, 250 gr xà bông, 15 gr amoniac, 15 gr tinh dầu thông. Cho xà bông vào nước đun sôi, khi xà bông tan hết, nhắc xuống, cho amoniac, nhựa thông vào rồi khuấy đều. Chờ khi vừa nguội, nhúng quần áo len vào khoảng 5 phút, vò nhẹ mà không vắt, làm đi làm lại nhiều lần rồi xả lại bằng nước sạch.

- Cách giữ màu cho quần áo:  Quần áo chất liệu vải sợi sau khi giặt thường bị phai màu, nhưng nếu cho ít muối vào nước trước khi giặt giũ sẽ giữ được màu tươi lâu hơn. Cứ 2 lít nước cho 2 muỗng to bột giặt và 3 muỗng to muối to, vò kỹ rũ sạch là được, bạn sẽ thấy rất hiệu quả. -

- Đối với khăn quàng cổ: Để giữ cho khăn quàng cổ không bị bạc màu, sau khi giặt xong, hãy cho một ít giấm vào nước xả sau cùng. Sau đó, trải nó giữa hai tấm khăn lông khô, ráo nước, đem phơi chỗ thoáng gió, mát.

Ngoài ra để tẩy chất dơ như dầu mỡ khi dính vào áo len bạn hãy nhỏ vào vết dơ đó vài giọt Éther hoặc Benzine rồi đặt chỗ vết dơ đó úp xuống một lớp vải thật sạch, dùng bàn chải mềm chà mạnh ở mặt trái, vết dơ sẽ thấm vào vải và biến mất ở hàng len. Còn với vết bẩn như bùn đất, hãy lấy vải mềm hay bông gòn nhúng nước lạnh có pha giấm lau nhẹ lên chỗ vết dơ.

- Cách làm mất vết sờn bóng : Áo len mặc lâu, cọ sát nhiều thường hay bị sờn. Muốn vết sờn biến mất, nên hòa nước với giấm theo tỷ lệ 1/1, phun lên chỗ bị sờn. Sau đó đem áo đi giặt, sợi len sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.