DMCA.com Protection Status
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ Năng Mềm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ Năng Mềm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Rời xa mái trường cấp ba, rời xa vòng tay chăm sóc, bảo vệ của ba mẹ, bạn không còn là cô bé nhõng nhẽo, không khỏi bơ vơ khi lạc đường, không khỏi òa khóc lên vì nhớ nhà.

Chào cô bạn tân sinh viên, để mình gọi bạn như tên một tác phẩm đang đình đám trên mạng nhé. “Xách ba lô lên và đi”. Không giống như nhân vật của tác giả Huyền Chíp, bạn đâu cần dạt nhà, cũng không cần vượt biên và càng không phải làm căn cước giả. Bạn  là cô tân sinh viên một trường đại học.


1. Rời xa những cám dỗ xung quanh:
Bước chân vào giảng đường đại học, bạn không khỏi bỡ ngỡ trước hào nhoáng chốn thành thị với những cám dỗ xung quanh. Hãy dừng lại và suy ngẫm đó là lời khuyên đầu tiên mình dành cho bạn. Bạn không là ai ngay cả khi bạn từng đỗ thủ khoa của trường. Mình không phủ nhận thành quả 12 năm đèn sách của bạn nhưng điều đó không có nghĩa là nhà trường bạn không có quyền đuổi một sinh viên tồi như bạn. Một lời đơn giản thôi. Thành quả 12 năm đèn sách thành quả đắng hay quả ngọt còn phù thuộc vào bạn.

2. Chi tiêu hợp lý:
Một tháng gia đình bạn chu cấp cho bạn ba triệu hay năm triệu hay nhiều hơn? Nhưng mình tin chắc rằng bạn vẫn sẽ hết tiền trong giai đoạn cuối mỗi lần chu cấp hay đúng hơn là hết tiền giữa tháng. Hãy xây dựng một quỹ tiền một cách hợp lý và hiệu quả. Đó là lời khuyên thứ hai mình dành cho bạn.
Bạn có thể phân chia từng khoản tiền cho mỗi mục đích khác nhau. Một tháng bạn sẽ trích bao nhiêu tiền cho tiền học, bao nhiêu tiền cho tiền nhà, tiền nước, tiền điện,… bao nhiêu tiền cho tiền ăn, bao nhiêu tiền cho các khoản linh tinh như tiền sinh nhật, tiền mua sắm,… hay đơn giản là tiền ăn vặt.
Đôi khi bạn cảm thấy hơi khó khi thực hiện việc đó. Cách cuối cùng bạn có thể áp dụng và đó là cách mình từng làm ngày còn sinh viên, đó là nhờ sự trợ giúp của phụ huynh. Như mình được biết, đại đa số sinh viên được chu cấp từ phụ huynh thông qua thẻ ATM vì tiện lợi và an toàn. Nên khi sức công phá của bạn lớn hơn sức lực bố mẹ bỏ ra mỗi tháng thì việc chu cấp theo ngày, theo tuần, theo ý kiến riêng mình, là tương đối hợp lý. Việc chuyển tiền chi tiêu (bao gồm tiền ăn, tiền các khoản linh tinh) định kỳ theo ngày, theo tuần giúp bạn hạn chế việc bạn mua sắm và chi các khoản không cần thiết. Và tất nhiên tiền học và tiền nhà là một khoản không phát sinh thường xuyên nên không được xét vào đây.

3. Hòa đồng với người trong xóm và kết bạn mới trên giảng đường:
Hãy ngồi lại và thử tính xem bạn đang có bao nhiêu người bạn trong vòng 3 tháng bạn theo học ở đây. Rất nhiều phải không? Khi rời xa gia đình, rời xa những người bạn thân thời niên thiếu, tình cảm bạn bè, tình cảm láng giềng là điều liên kết duy nhất mà bạn đang có thời sinh viên. Hãy luôn vui vẻ và hòa đồng với mọi người, điều đó rất tốt cho bạn trong những thời gian bạn học. Không ai là người không bao giờ không gặp khó khăn trong cuộc sống. Và người duy nhất bên bạn những lúc đó không phải bố mẹ, không phải thằng bạn thân thời mẫu giáo mà chính là người bạn cùng phòng. Những sẻ chia, những niểm vui, những nỗi buồn sẽ giúp cho bạn phần nào quên đi nỗi nhớ gia đình. 

 

4. Thay đổi phương pháp học:
Khi bước chân vào giảng đường, điều bạn cần thay đổi đầu tiên chính là phương pháp học. Môi trường đại học hoàn toàn khác so với môi trường trước đấy. Bạn sẽ không nhận được sự quan tâm hay lời nhắc nhở từ giáo viên chủ nhiệm trong suốt thời gian bạn theo học. Đừng vội tức giận khi giáo viên bộ môn gọi nhầm tên bạn. Khi thiếu hụt sự quan tâm từ nhà trường, không có sự giám sát từ gia đình, nhiều bạn như chim sổ lồng, ăn chơi, đua đòi,… Nên bạn cần có trách nhiệm với chính bản thân và việc thay đổi phương pháp học là điều nên làm mỗi sinh viên cần có.

5. Đừng bao giờ để đến lúc thi mới vắt chân lên chạy
 
Bạn không phải một thiên tài, bạn không thể học thuộc một lần bài giảng hoàn toàn mới chỉ trong 45 phút. Một kỳ nhà trường sẽ cố gắng sắp xếp cho bạn học từ 5 đến 8 môn và mỗi kỳ bạn được nhà trường dành cho năm tháng để tìm tòi và học hỏi chứ không phải bốn tháng dành cho bạn chơi và một tháng để bạn ôn thi. Hãy cố gắng nắm vững những kiến thức cơ bản nhất có thể để một tháng ôn thi đó để bạn dành cho bạn tổng hợp những kiến thức đó. Kiến thức trên giảng đường là kiến thức rộng lớn và chi tiết, bạn cần cố gắng bao quát nó một cách ngắn gọn và súc tích nhất.
 
Nếu một ngày ai đó cười và nghĩ rằng bạn bị điên khi bạn nói rằng bạn cần học thêm kiến thức phần mền thì mình nghĩ bạn nên nghĩ lại về người bạn đó. Không ai là người hoàn hảo nên việc bạn bổ sung những kiến thức cơ bản về giao tiếp hay đàm phán là điều tương đối cần thiết.

6. Tìm kiếm làm thêm:
 
Nếu ai đó hỏi mình rằng điều đáng tiếc nhất thời sinh viên của mình là gì? Mình có thể khẳng định rằng đó là mình đã không đi làm thêm. Và đây cũng là lời khuyên thứ tư của mình. Khi còn là sinh viên, bạn nên tìm kiếm việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành và phù hợp với thời gian. Mình không khuyến khích bạn dành tất cả quỹ thời gian dành cho việc làm thêm nhưng việc bổ sung kiến thức và kinh nghiệm trong thời gian ngồi trong ghế nhà trường là việc nên làm. 

Khi mình vừa rời khỏi chiếc ghế nhà trường, điều mình lo sợ nhất là mình không có kinh nghiệm trong ngành nghề của mình. Điều lo sợ của mình đã đúng, khó có một công ty nào tuyển dụng một nhân viên chưa từng làm việc như mình. Và mình nghĩ khi là sinh viên, bạn nên năng động và tìm kiếm một công việc phù hợp với chuyên ngành và phù hợp với quỹ thời gian của mình.

Đây là sáu kinh nghiệm mình đúc kết sau 4 năm học đại học, ai cũng sẽ có lúc phải trải qua những giai đoạn này nhưng mình nghĩ rằng trong những năm mình trải qua, mình thấy thời sinh viên vẫn là thời đẹp nhất. Hãy cố gắng gìn giữ để kỷ niệm thời sinh viên vẫn sống trong lòng chúng ta.
Đặng Thị Thu Trang
Góc Tâm Hồn Nhỏ - Bắt đầu từ năm học cấp 2 cho đến khi tốt nghiệp THPT tôi luôn được học trong các lớp chuyên chọn của trường. Vì vậy mà tôi đã dần dần quen với việc sống trong sự cạnh tranh gay gắt của các bạn cùng lớp. 

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nên tôi cũng đã tự biến mình thành một người thích cạnh tranh và ghen tỵ với thành tích của người khác. So đo từng con điểm, cân đo đong đếm xem liệu mình có được học sinh Giỏi hay không… Chỉ cần một bài kiểm tra không như mong muốn là tôi cảm thấy giận bản thân mình và không ngừng tự trách móc.

Và cũng vì lý do ấy, tôi luôn được mọi người gắn cho cái mác “Giỏi”. Tôi sống trong cái ảo tưởng ấy một thời gian dài. Cho đến kỳ thi đại học. Tôi trượt cả 2 trường mà tôi đăng ký ở nguyện vọng 1.

Mọi người ai nấy cũng đều ngạc nhiên về kết quả ấy của tôi. Họ không ngừng thất vọng và cái mác “Giỏi” cũng tan biến theo sự thất vọng ấy. Tự trách bản thân mình, tôi quyết tâm theo học 1 trường Đại học bằng nguyện vong 2 và tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Cả 2 năm đầu học Đại học. Tôi cố gắng cày ngày cày đêm để học, để đạt được thành tích học tập thật cao. Bỏ hết tất cả sự giao lưu với bè bạn, tham gia các hoạt động ngoại khóa… tôi biến mình thành một kẻ cô lập, không bạn bè, ích kỷ và là một con mọt sách chính hiệu. Sự cố gắng của tôi cũng được đền đáp xứng đáng. Cả bốn học kỳ tôi đều là Sinh viên Giỏi với số điểm khá cao và đạt được học bổng của trường.



Cho đến khi tôi gặp được cô. Cô dạy cho tôi rất nhiều điều mà trước đây tôi không hề nhận ra. Tôi luôn đặt điểm số lên hàng đầu – lấy nó làm thước đo cho chính mình nhưng liệu điểm số có cho tôi một công việc tốt và một cuộc sống như tôi mong đợi khi các nhà tuyển dụng ngày càng đề cao năng lực thật sự cũng như các kỹ năng mềm khác trong một xã hội ngày càng tiến bộ.

Cô lấy một ví dụ mà hầu hết nhiều bạn sinh viên đều gặp phải và rất trăn trở, ấm ức khi tâm sự với cô: “Có thể trong lớp, em học giỏi hơn bạn. Và điểm số lúc nào cũng cao hơn. Nhưng khi ra trường – bắt đầu bước những bước đầu tiên vào đời – em gặp lại người bạn thưở ấy. Người ta là sếp của em. Cô chắc chắn một điều rằng em sẽ rất sốc. Và bao nhiêu cầu hỏi Tại sao…? Sẽ tràn ngập trong đầu em. Và em cho rằng nhà tuyển dụng đã sai. Nhưng nhà tuyển dụng không bao giờ sai, chỉ có em mới nhìn nhận sai.”

Câu nói của cô đã làm cho tôi thức tỉnh. Giỏi ư, thành công ư ? … Giỏi là đạt được thành tích cao trong học tập. Giỏi là kiếm được nhiều tiền. Giỏi là được làm sếp, ông này, bà nọ… Tất cả chỉ là một khái niệm mà bạn tự đặt ra cho mình. Có bao nhiêu là thước đo cho cái khái niệm “Giỏi” ấy. Thước đo điểm số, thước đo cấp bậc, thước đo bằng tiền, thước đo danh vọng…

Tuy nhiên, thước đo nào cũng có giới hạn và chừng mực của nó. Hãy chọn cho mình một thước đo riêng để phấn đấu nhưng đừng bao giờ vượt quá giới hạn giống mình. Bạn sẽ phải trả giá đắt cho điều đó.

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống với thước đo của chính mình. 

Trần Minh Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013


Góc Tâm Hồn Nhỏ - Hội chứng của sự buồn chán & cách vượt qua, khi ở trạng thái buồn chán, có 2 việc mà bạn có thể làm để cải thiện tình hình lúc này đó là: suy nghĩ lạc quan sẽ giúp chúng ta yêu đời hơn & hoạt động bên ngoài sẽ làm thay máu cảm xúc bên trong

HỘI CHỨNG BUỒN CHÁN

“Chán như con gián!” Câu nói cửa miệng “dễ thương” vừa rồi lại là cảm xúc thật sự của không ít các “thiên thần tuổi teen” ngày nay – độ tuổi đáng lẽ phải hồn nhiên, vui tươi và trong sáng. Lý do chính là bởi thiếu niên là lứa tuổi đang trong giai đoạn dễ bị “khủng hoảng” do sự giao thoa của các nguyên nhân sau đây:
  • Một là, Chuyện học hành khá nặng trên đôi vai trẻ. Cả ngày học ở trường, đi học thêm, học bài làm bài tại nhà. Nhiều học sinh cảm thấy “tuổi trẻ bị mất cắp” do sự quá tải khi tiêu tốn cả ngày cho việc học.
  • Hai là, tuổi teen thường xuyên gặp trục trặc trong mối quan hệ với ba mẹ. Người lớn thì nghĩ teen cứng đầu, teen thì bực bội vì nghĩ ba mẹ chẳng chịu hiểu mình.
  • Ba là, ước mơ kỳ vọng cao nhưng khả năng hiện thực chưa có nên dễ chán nản.
  • Bốn là, thần kinh của teen hưng phấn mạnh hơn ức chế nên teen rất dễ bị sốc, cảm xúc lại làm chủ hành vi nên hay có những hành động bồng bột thiếu lý trí như xé bài, đánh nhau, muốn bỏ nhà đi hoặc muốn đi tu, tự tử…


LÀM SAO ĐỂ HẾT BUỒN CHÁN?

Một câu hỏi lớn không lời đáp của những teen họ U tên Sầu này là “Hạnh phúc nằm ở đâu?” Thực chất, có hai phương thuốc để teen “tự chữa trị” căn bệnh này:

Thứ nhất, suy nghĩ lạc quan sẽ giúp chúng ta yêu đời hơn.

Thay vì ngán ngẩm nhìn mớ bài tập Toán, sao ta không xem đó như là một mớ thử thách mà mỗi thử thách được giải quyết ta lại thông minh hơn một chút? Thay vì “vật vã” vì mẹ hay cấm cái này cấm cái kia, vì sao ta không vui vì mẹ vẫn còn quan tâm mình và quan trọng hơn là mình vẫn còn có mẹ? Hoặc hay hơn nữa, bạn cứ xem đó là một bài tập thử sức cho kỹ năng thuyết phục của mình… 

Thứ hai, hoạt động bên ngoài sẽ làm thay máu cảm xúc bên trong.

Bạn thử hình dung xem, thay vì ủ ê trong nhà lướt web, tán gẫu vu vơ, bạn hãy tung tăng đăng kí tham dự một lớp học nấu ăn, tìm một việc làm thêm nho nhỏ? Những bạn bè mới, những hoạt động thú vị sẽ giúp bạn “thay máu” cảm xúc của mình thường xuyên. Thay vì tan học ra bạn tụm năm tụm bảy ở gánh bánh tráng trộn quen thuộc, hãy thử cùng bạn bè khám phá quán chè mới mở bên kia đường? Biết đâu trong lúc “giành ăn” với nhau, chúng ta lại khám phá ra rằng niềm vui tồn tại từ những điều vô cùng đơn giản ấy. Hãy tìm cho mình những việc mới để làm hoặc thay đổi “nêm nếm” những hoạt động thường ngày hiện tại. Đó là toa thuốc thứ hai mà bác sĩ tâm lý nào cũng sẽ kê cho bạn. 

Tư duy tích cực không có gì là khó, miễn là chúng ta tập luyện “bẻ” cách suy nghĩ của mình lại một cách thường xuyên. Tìm ra những hoạt động mới thú vị cũng không khó, quan trọng là chúng ta có chịu “biến hóa” cuộc sống và tô điểm thêm sắc màu cho cuộc đời mình lung linh hơn hay không mà thôi! Teen nhớ nhé, hạnh phúc nằm ở chính mình!

Ngoài ra, cũng còn 1 số cách khác giúp bạn tránh được những cảm giác buồn chán như:

  • Làm những việc để thời gian trôi qua nhanh hơn. - Làm một cái gì có vẻ hăng hái một chút: Khi buồn chán, tuyệt vọng, hãy tìm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm 1 người bạn, đi bộ, hay đạp xe đạp, đánh cờ, đọc sách. Nhưng nhớ đừng xem truyền hình, đây ko phải là 1 hành động tích cực.
  • Tìm một việc gì mình thích làm: chẳng hạn đọc truyện chưởng, chơi game computer, vẻ tranh, hát karaoke.. Dĩ nhiên, khi "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".. Nếu bạn chẳng thấy ham gì cả, cứ tìm đại một việc mình thích, làm với sự chú tâm lúc đầu, sau đó, bạn sẽ tìm lại được sự thích thú.
  • Chia sẽ cảm giác buồn chán bằng cách tâm sự với người nào đó  - Khóc cho vơi cơn buồn: Dù bạn là đàn bà hay đàn ông, hay khóc hoặc chưa từng biết khóc, phương pháp này sẽ giúp bạn trút bớt nỗi u uất trong lòng, và khi nín khóc, đôi lúc bạn lại thấy buồn cười với chính mình.
  • Đừng mơ ước quá xa vời
  • Hãy vẽ ra nỗi buồn, cơn giận, hay cảm giác lo lắng của mình: Dùng hộp bút chì đủ màu, vẽ đại trên tờ giấy, không cần biết mình đang vẽ gì. Sau khi hết cơn giận dữ, bạn nhìn lại "tác phẩm" của mình.. sẽ phải ngạc nhiên vì nó thật sự đã diễn tả được sự buồn phiền hay giận dữ của bạn đến mức độ nào.
  • Bạn có thật sự buồn không vậy?: Đôi lúc bạn buồn hay giận dử vì những chuyện bạn phán đoán hoàn toàn sai!.. Đừng để phải hối tiếc vì chuyện này...
  • Hãy tự hưởng thụ: Mở đầy bồn nước nóng và ngâm mình trong đó. Đến tiệm đấm bóp và hưởng thụ cảm giác thoải mái trên các bắp thịt được xoa bóp. Những tiện nghi thể xác này thường có thể giải tỏa được các phiền não trong lòng bạn. Đồng thời trong khoản thời gian trên, bạn có thể suy nghĩ một cách sâu xa, chính chắn mọi việc.

Khi buồn chán, bạn hãy biết cách đối diện và vượt qua nó

Hãy nhìn thẳng và đối đầu với nỗi buồn chán của bạn. Dùng đầu óc phân tích xem tại sao tôi lại có cảm giác buồn chán như thế này? Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận cho đến ngọn ngành của vấn đề. Tất cả những phân tích này cuối cùng sẽ đưa bạn đến 1 kết quả giống nhau: "nỗi buồn này, cơn khó khăn này rồi cũng phải qua đi, và sau đó là những ngày không còn u ám nữa". Tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn mình không phải ở trong trạng thái này suốt đời... sẽ có một lúc, một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này.. thì bây giờ, khi ngồi chờ cảm giác buồn chán này qua đi... tại sao không làm một cái gì để thời giờ trôi nhanh hơn?...

Tổng hợp từ website của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu & Phunutoday

Góc Tâm Hồn Nhỏ - 5 bước thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ cho phép bạn tiến xa trong những lĩnh vực nơi mà những người ít quyết đoán sẽ khó đạt được thành công. Vậy thì làm thế nào để có thể thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả? Bạn hãy thử những gợi ý trong bài viết này xem nhé.

5 bước thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Để thành công bạn cần đến nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Khả năng giao tiếp hiệu quả chắc chắn sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong nghề nghiệp và kinh doanh. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ cho phép bạn tiến xa trong những lĩnh vực nơi mà những người ít quyết đoán sẽ khó đạt được thành công. Vậy thì làm thế nào để có thể thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả? Bạn hãy thử những gợi ý trong bài viết này xem nhé.

1. Cải thiện ngôn ngữ cơ thể

Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể đóng gớp phần rất lớn vào thành công của quá trình giao tiếp vì thế đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Duy trì một tư thế thoải mái, nhưng không buông thõng, bất kể cho dù bạn là người nói hay người nghe. 

Những dấu hiệu bảo đảm cơ thể bạn đang biểu hiện sự quan tâm đến cuộc trò chuyện bao gồm:

Luôn thể hiện sự quan tâm tới đối phương với ánh mắt chú tâm. Thỉnh thoảng gật đầu để thừa nhận một điểm quan trọng mà bạn đồng tình trong cuộc trò chuyện. Đứng với hai bàn tay đan lại phía trước, và nhớ đừng bao giờ khoanh tay lại. Không biểu lộ những cử chỉ cho thấy sự bồn chồn như siết chặt hai tay, cắn móng tay, hay bất kì điều gì có thể khiến người đối diện cảm thấy như có chuyện gì đó không ổn dễ khiến câu chuyện bị đứt quãng.

2. Luyện tập cách nói và thái độ khi nói

Khi nói, bạn cần phải rõ ràng và súc tích. Nói chuyện trực tiếp về những vấn đề quan trọng và không lãng phí thời gian vẽ ra những câu chuyện dài lê thê làm người nghe phân tán tư tưởng. Hãy luôn hỏi xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không? Đồng thời luôn sẵn lòng để giải thích. Đừng mong đợi một người chỉ “biết” những gì bạn đang nói, cho dù là bạn hiểu về vấn đề đó rất tường tận thì người nghe chưa chắc đã thấu hiểu vấn đề giống như bạn..

 
 

Ngoài ra, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao tiếp bằng lời nói là khả năng thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực. Việc này không có nghĩa chỉ là chủ động chờ đợi đến lượt mình nói. Mà hãy luôn ghi chú trong đầu về các điểm quan trọng khi người kia đang nói với bạn. Bằng cách đó khi bạn có cơ hội để nói, bạn có thể đưa ra phản hồi cho các vấn đề quan trọng nhất đang được bàn luận. Khi những người khác đang nói, hãy cố gắng suy nghĩ về những từ ngữ chính xác mà họ đang nói. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ hiểu và tiếp thu được hơn 75% so với thông tin bạn nghe được.

3. Tập tính kiên định trong giao tiếp

Bạn có nghĩ rằng điểm yếu của bạn là chất lượng hoặc số lần giao tiếp với nhân viên, đồng nghiệp của bạn không được như mong muốn? Khi mà những cuộc nói chuyện có xu hướng bị thu hẹp lại, chỉ xoay quanh những trao đổi hời hợt trong công sở. Những người giao tiếp giỏi sẽ thực hành việc giao tiếp kiên định bằng cách luôn trong tư thế sẵn sàng cởi mở. Đừng sợ là người nói lên bất kỳ vấn đề lo ngai hay khó khăn xung quanh bạn. Tuy nhiên, đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp cởi mở và chân tình với những người đang trông mong vào bạn. Hãy luôn sẵn sàng và khéo léo trong cách ứng xử.

Nếu bạn là người quản lý hãy chắc chắn cho phép nhân viên bắt đầu cuộc trò chuyện bất cứ lúc nào bởi vì có thể họ đang cần phải giải quyết vấn đề với bạn. Để ý thấy rằng bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, bằng cách luôn chú tâm để sẵn sàng thảo luận về chúng bất cứ lúc nào.

4. Tập tính kiên nhẫn

Trong quá trình giao tiếp với những người khác hãy luôn cho họ thời gian để bày tỏ các vấn đề của mình. Việc tập trung vào những gì họ đang cố gắng trình bày sẽ cho họ thấy rằng bạn luôn sẵn sàng giúp giải quyết các vấn đề.

Nhiều người thường làm gián đoạn cuộc trò chuyện khi họ không có đủ kiên nhẫn để tiếp tục. Vì bạn không thể kiểm soát phía bên kia, hãy tự giúp mình và hít thở sâu. Hãy nghĩ rằng cuộc hội thoại mà bạn đang tham gia vào là rất quan trọng. Nếu bạn đang bối rối về những gì người khác đang yêu cầu, hãy lặp lại với họ suy nghĩ của bạn và hỏi xem điều đó có chính xác không. Thường thì điều này sẽ truyền cảm hứng cho người nói để miêu tà sâu sắc hơn nhu cầu của họ và giúp bạn hiểu được một cách đầy đủ.

5. Thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Nếu ai đó bày tỏ một nhu cầu hoặc một vấn đề nào đó với bạn, ưu tiên chính của bạn là hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề đó. Theo dõi một vấn đề là cách duy nhất để thuyết phục những người mà bạn cần giao tiếp, rằng bạn đã lắng nghe họ và các vấn đề của họ cũng rất quan trọng với bạn.

Việc tiếp tục dõi theo các vấn đề như vậy cũng sẽ để lại ấn tượng rằng bạn đang tham gia vào bức tranh lớn hơn. Khi mọi người nhìn thấy sự tận tâm này, họ sẽ biết bạn sẵn sàng cho các cuộc nói chuyện trong tương lai. Điều này tạo ra một môi trường trung thành và sáng suốt giúp thúc đẩy các chuyển động và sự liên lạc tích cực, đồng thời giúp những người giao tiếp với bạn đạt được sự tự tin mạnh mẽ.

Chính vì thế giới thật đa dạng và giao tiếp đến từ nhiều hình thức khác nhau, việc nắm được những kĩ năng giao tiếp thích hợp là vô cùng quan trọng. Bằng cách thực hành một vài lời khuyên trên đây, bạn sẽ dễ dàng tiếp thu những lời người khác nói và đồng thời không cần phải lặp lại nhiều lần cho người khác hiểu.
Đồng nghiệp và bạn bè sẽ tự tin tìm đến bạn khi họ cần. Hãy nhớ rằng, bạn cần nhiều thời gian thực hành để có thể giao tiếp một cách thành thục. Chỉ cần bạn chuyên tâm cải thiện các kĩ năng giao tiếp, chắc chắn khả năng thể hiện chính mình của bạn sẽ phát triển theo từng ngày.

Kỹ năng giao tiếp: Học phải đi đôi với hành

Rất nhiều bạn mua sách về nghiền ngẫm, và tâm đắc với những điều trong đó, song kỹ năng giao tiếp của họ không cải thiện đáng kể, đơn giản vì họ không chịu thực hành! Nếu bạn chỉ nhìn vào công thức nấu ăn mà không bắt tay vào bếp, thì làm sao bạn biết nấu ăn được? Ngay bây giờ, hãy tập cho mình thói quen giao tiếp và thực hành giao tiếp bằng những bài tập nhỏ sau nếu bạn muốn nâng cao khả năng giao tiếp của mình:

Xóa bỏ sự nhút nhát và tập phong cách tự tin trong giao tiếp

Một cản trởn lớn nhất của giao tiếp là tính nhút nhát. Không dám tiếp xúc với người lạ, không thích nói chuyện với nhiều người dần dần khiến bạn thui chột khả năng diễn đạt bằng lời và gặp rắc rối lớn với việc giao tiếp của mình. Hãy tập mạnh dạn hơn bằng những câu chào trước. Bạn không cần phải nói nhiều, nhưng gặp ai đó quen biết hãy chào hỏi họ “bạn đi đâu vậy? Bác có khỏe không ạ? Cháu chào bác ạ…” Đừng quên kèm theo một nụ cười thật tự nhiên để thể hiện sự thân thiện của bạn. Đọc thêm:    Sợ hãi là thủ phạm làm mất sự tự tin trong giao tiếp!


Tập phong thái tự tin: đi thẳng người, nhìn vào người đối diện. Bạn không có gì phải e ngại hay xấu hổ với ai đó. Hãy nghĩ họ cũng là người bình thường, và dù họ đứng ở vị trí cao đến đâu, bạn cũng có những giá trị của riêng mình mà họ không có được. Thân thiện và lễ phép với người lớn tuổi, những người kém hơn bạn về mặt địa vị, chức danh,…Bạn sẽ củng cố được lòng tự tôn và sự tự tin của mình.

Không ngại gặp gỡ

Nếu ai đó rủ bạn đi Hội thảo, tiệc tùng…gì đó, đừng ngại đi! Hãy cứ đi, cho dù bạn không thích buổi tiệc đó. Việc này sẽ tập cho bạn việc làm quen với môi trường nhiều người và hình thành phản xạ của bạn khi tiếp xúc với người khác.

Đừng phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội

Nếu bạn suốt ngày cắm đầu vào mạng và chỉ cập nhật trạng thái trên facebook, tán gẫu qua chat, mail mà không có sự tiếp xúc, trao đổi mặt đối mặt trực tiếp, thì bạn đang tự làm cho kỹ năng giao tiếp của mình trở nên thui chột đấy. Máy tính và giao tiếp ảo không bao giờ giống đời thực. Khi ai đó giận dữ với bạn qua Yahoo! Chat, bạn có thể để những biểu tượng khác nhau để tỏ thái độ của mình, ngừng nhắn tin hoặc cho người đó vào “black list”, nhưng đời thực thì không. Bạn phải học cách kiềm chế cảm xúc, đoán ra ý nghĩ của người đó và phải có thái độ hợp lý. Vì vậy, hãy dành thời gian để gặp gỡ mọi người thay vì chỉ giao tiếp với xã hội qua những mạng cộng đồng ảo.

Theo Academy.vn

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Kỹ năng tạo sự chú ý là thu hút người đối diện trong khi giao tiếp: Có một sự chuẩn bị đầy đủ sẽ tốt hơn việc bạn vội vàng ghi chép trong sự vội vàng, hấp tấp mà không hề có sự chuẩn bị. Nhiều người thích viết những gì cần nói lên giấy thành một dàn ý, trong khi một số khác thích viết trên bàn tay

Chúng ta đều biết rằng ai cũng cần phải giao tiếp. Bạn có thể xem những cuộc nói chuyện trên truyền hình, trên đài radio, trong các câu lạc bộ chuyên về giao tiếp, trong những cuộc nói chuyện bình thường; để rồi rút ra những quy tắc nhất định, và bạn chỉ có thể áp dụng nếu nó có khả năng liên kết các câu chữ lại với nhau. Điều đó nghe có vẻ nhàm chán, tôi biết, bởi khi bạn giao tiếp liên tục thì não của bạn phải chịu khó gấp đôi để tiếp thu những gì mà bạn biết. Vì vậy cách tốt nhất để bắt đầu học giao tiếp một cách hiệu quả là hãy hoạt động giao tiếp với… chính bạn.

Để mọi người muốn nghe ý kiến của bạn

Bạn đã bao giờ tham dự cuộc họp mà ban đầu một đai biểu giơ tay, đặt câu hỏi và chỉ vài phút sau, lại đặt một câu hỏi khác? Sau đó, một đại hiểu cũng nói nhiều như thể đưa ra nhận xét. Làm sao để tự tin?


Vị đại biểu bảo thủ đó nói liên tục đến nỗi người điều phối cuộc họp khó chịu và cuối cùng phải thốt lên, “bây giờ hãy nghe một đại biểu khác phát biểu.” Mọi người thở dài nhẹ nhõm. Nếu một người không nói thẳng ý kiến trước khi chia sẻ quan điểm của mình, cả nhóm sẽ lắng nghe.

Một ngày, cách đây vài năm, tôi đang cùng một nhóm nhỏ khoảng năm hoặc sáu người ngồi quanh bể bơi của một người bạn. Sau phần giới thiệu rất ngắn gọn, tôi nhận thấy một trong những người phụ nữ ở đó dường như lắng nghe một cách chăm chú. ( kỹ năng giao tiếp thông minh )

Cả nhóm đang nói chuyện phiếm về những thứ quan trọng và những thứ không quan trọng, và mọi người đều đưa ra ý kiến của mình về hai chủ đề trên. Tất cả mọi người, ngoại trừ người phụ nữ đó là không đưa ra ý kiến. Cô ấy không nói một lời, tôi tò mò về cách cô ấy cảm nhận những chủ đề khác nhau này, nhưng tôi không muốn hỏi vì sợ làm cô ấy khó chịu. Cô ấy có vẻ rất nhút nhát.

Tuy nhiên, khi cuộc trò chuyện của chúng tôi đã được nửa tiếng, người phụ nữ đó đột nhiên hào hứng đưa ra quan điểm về những vấn đề chúng tôi đang thảo luận. Cô ấy khiến chúng tôi ngạc nhiên về những nhận xét của cô ấy, và chũng tôi rất muốn nghe cô ấy nói. Sau đó, cô ấy trò chuyện rất nhiều và chúng tôi đặc biệt thích nghe cô ấy.

Tại sao vậy?

Bởi vì người phụ nữ đó ban đầu lặng lẽ khiến chúng tôi tò mò về cô ấy. Chúng tôi cũng đánh giá cao cô bởi chúng tôi nhận ra một điều gì đó đặc biệt toát lên từ người phụ nữ đó.

Vậy bài học mà kenhtuyensinh.vn muốn chia sẻ với bạn đọc về phong cách giao tiếp qua câu chuyện trên: Đừng cảm thấy bị bắt buộc khi phải tham gia vào một cuộc thảo luận ngay lập tức. Khi giữ im lặng lúc đầu rất có thể bạn đã tạo ra một cảm giác bí hiểm. Đơn giản là hãy LẮNG NGHE và tạo sự giao tiếp bằng ánh mắt với người khác khi họ nói. Lúc bạn quyết định nói ra, những lời nhận xét của bạn được mọi người chờ đợi và có trọng lượng hơn nhiều. Sự điềm tĩnh và im lặng đầy tự tin của bạn đã gây được nhiều ấn tượng. 

Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ tạo nên sức hấp dẫn trong thông điệp truyền tải

Có một sự chuẩn bị đầy đủ sẽ tốt hơn việc bạn vội vàng ghi chép trong sự vội vàng, hấp tấp mà không hề có sự chuẩn bị. Nhiều người thích viết những gì cần nói lên giấy thành một dàn ý, trong khi một số khác thích viết trên bàn tay (mặc dù cách này không dùng cho người có tay hay bị ra mồ hôi). Hãy thật sự thoải mái với những gì bạn trải qua từ khi bạn bắt đầu giao tiếp. Những lời khuyên giới thiệu ở trên thật sự tốt cho những người mới học cách giao tiếp. Nhưng quan trọng là bạn phải tự rèn luyện cho đến khi bạn giao tiếp được với người khác. Chúc bạn thành công!
 
Theo: Academy.vn

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Đây là kinh nghiệm học tiếng Anh rất có hiệu quả. Vậy xin được chia sẻ để chúng ta cùng học, cùng tiến bộ. Kinh nghiệm đó như sau:

 
1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
 
Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.
 
2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
 
Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.
 
3- Không thoát ly ngữ cảnh.
 
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
 
4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
 
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
 
5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.
 
Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
 
6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:
 
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.
 
7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
 
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.
 
9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
 
Học ngoại ngữ không nên ”vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.
 
10- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.
 
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…
Nguồn: sưu tầm

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Khi các qui tắc ngữ pháp được ví như kết cấu của một ngôi nhà và từ vựng là những viên gạch để xây một ngôi nhà hoàn chỉnh. Trau dồi vốn từ vựng tuy cực kỳ cần thiết, nhưng lại chẳng phải là một việc dễ dàng. Bạn có muốn nghía qua những tips dưới đây để củng cố kiến thức cho mình không?


Đầu tiên: Các quy tắc cấu tạo từ
Các bạn biết đấy, trong tiếng Anh, ngoài các từ gốc, còn có các từ biến thể bằng cách thêm các tiền tố (prefix), hậu tố (suffix) để làm thay đổi nghĩa hoặc thay đổi dạng của từ. Chẳng hạn, những đuôi ‘in’, ‘un’, ‘ir’… làm đảo ngược nghĩa của tính từ, như ‘legal’ = “hợp pháp” và ‘illegal’ = “bất hợp pháp”. Hay là, đuôi ‘able’ đặt sau động từ biến từ đó thành tính từ với nghĩa “có thể được”. Rồi bạn trông thấy từ ‘uncontrolable’, và dễ dàng suy ra nghĩa của từ đó là “không thể kiểm soát”, vì bạn đã biết “control” = kiểm soát rồi, thêm “able” vào sau thành “có thể kiểm soát” và thêm “un” vào trước thì đảo nghĩa thôi.
 Học đi học lại cách phát âm
Mặc dù tục ngữ có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, đôi tai giúp người ta nhớ được nhanh và nhiều hơn đáng kể. Bạn chắc hẳn đã từng nghe một bài hát chỉ 2, 3 lần và nhớ được gần hết lời của nó? Vì thế, nếu có thể tra từ điển trên máy tính hay kim từ điển, đừng ngại ngần gì mà không bấm nút phát âm rồi lẩm nhẩm đọc theo 2, 3 lần. Chú ý cả trọng âm của từ nữa nhé. Sau này khi cần dùng đến từ đó, chỉ cần một âm tiết hiện lên trong đầu, bạn sẽ nhớ ra được toàn bộ từ, như ghi nhớ lời bài hát ý mà.
Đọc, đọc nữa, đọc mãi đến khi mỏi mắt thì... thôi!
Quả thực là tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng gì cũng thế, đọc nhiều là cách hiệu quả để tăng vốn từ vựng. Những bài viết về chủ đề yêu thích sẽ dễ gây hứng thú cho bạn hơn. Nếu yêu thích văn học, bạn có thể tìm các truyện tiếng Anh để đọc; còn nếu say mê các môn khoa học thì các tạp chí bằng tiếng nước ngoài sẽ rất thú vị. Bởi chúng không chỉ cho bạn từ mới được dùng theo đúng văn phong tiếng Anh, mà còn cả những thông tin mà các tài liệu bằng tiếng Việt chưa chắc đã đề cập tới.
Khi đọc, một lời khuyên nhỏ là bạn nên bỏ qua các từ không quan trọng và cố đoán nghĩa các từ khóa dựa theo văn cảnh và nội dung bài, rồi sau khi đọc xong thì tra từ mới một thể. Làm như thế, bạn vừa không bị ngắt mạch đọc như khi cứ đọc được vài chữ lại phải ngừng lại để tra từ; vừa luyện được kỹ năng đọc lấy ý chính và đoán nghĩa từ - một kỹ năng quan trọng mà bất cừ bài thi tiếng Anh nào đều yêu cầu.
Từ theo chủ đề 
Đây là phương pháp mà đa số các giáo trình hướng dẫn học từ vựng đều tuân thủ. Với một chủ điểm, ví dụ như kiến trúc, hay nông nghiệp chẳng hạn, sẽ có một loạt các từ vựng liên quan, hoặc là được cài vào một bài text hoặc đặt trong từng câu văn riêng biệt. Một dạng khác là tìm một loạt các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa với nhau rồi học một lượt.
Từ điển Thesaurus (từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa) cực kỳ hữu ích cho các bạn trong việc này, vì nó không chỉ cung cấp các từ cùng trường nghĩa, mà còn cho ví dụ về cách sử dụng từ nào trong trường hợp nào nữa. Học một từ mới trong đúng “chuồng” của nó (đoạn văn, văn cảnh) hay một tập hợp các từ vựng liên quan, bạn sẽ nhớ được nhanh hơn khi học một từ “bơ vơ”. Học theo kiểu này còn lợi ở chỗ là, nhỡ quên từ này thì có thể dùng từ khác thay thế được, bổ trợ cho kỹ năng viết và nói
Học song song với vận dụng
Sau một thời gian học từ mới (tầm 2, 3 ngày hay 1 tuần, tùy vào số lượng từ mỗi ngày bạn học), hãy tự ôn tập, tổng kết lại. Với những tử đã học và nhớ được, thử bịa ra một câu chuyện và lôi chúng vào các câu văn trong câu chuyện đó. Hay đơn giản hơn, giữ một cuốn nhật ký và ghi chép thường xuyên, bất cứ thứ gì bạn muốn, miễn sao cố gắng dùng càng nhiều từ đã học trong ngày càng tốt. Một khi bạn đã thấy từ mới có ích đối với mình, bạn sẽ chẳng nỡ lòng nào mà “phụ lòng” chúng đâu.
Giờ thì bạn hãy xây “ngôi nhà” tiếng Anh của mình thật hoành tráng bằng những “viên gạch” từ mới
Nguồn: vnexpress.net
Góc Tâm Hồn Nhỏ - Nghe là một kỹ năng khá là quan trọng trong các bài thi toeic, nhưng đa số trong chúng ta lại rất yếu kỹ năng đó. Bạn có biết tại sao không? Hầu như chúng ta đều “ học ngược” , khi học một từ mới, thông thường ta viết đi viết lại vào giấy cho quen mặt chữ sau đó mới bắt đầu đọc và nghe. Nhưng sự thật là ta nên học nghe trước, cũng giống như một đứa bé, nó bắt đầu nghe , sau đó mới bắt đầu tập nói, rồi một thời gian thật dài sau đó mới bắt đầu tập đọc, tập viết. Quy luật tự nhiên là như thế “ nghe nói đọc viết”, áp dụng vào việc học tiếng anh cũng như thế, khi áp dụng đúng, việc nghe sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
Nghe mọi lúc mọi nơi
Bạn bắt đầu bằng các nghe các bài hát, các đoạn thời sự ( của người bản xứ). Bạn đừng ngại là nghe mà không hiểu gì cả. Bạn cứ mở lên, và cứ làm việc của mình. Một ngày, hai ngày…..thời gian dần dần làm bạn quen với âm thanh và cách phát âm. Việc này không hề là vô ích, vì trước khi nói được, em bé đã nghe và chỉ nghe trong suốt gần một năm.
Dần dần bạn tăng cấp độ cho mình lên, bạn nghe các đoạn thời sự nhỏ. Thời sự luôn có một đoạn nhỏ giới thiệu ý chính nên bạn có thể hiểu được nội dung chính, việc này dễ dàng cho bạn hơn. 
Tập nói cho đúng
Có vẽ như hai việc này không hề liên quan đến nhau như thật sự nó liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ như từ Heritage có cách phát âm là ['heritide],  nhưng bạn hay đọc là ['heriteide] thì bạn sẽ không hiểu gì cả mặc dù bạn nghe rõ ràng  ['heritide] là nhưng bạn không biết là nó “['heriteide]  của bạn”. Và như vậy bạn không thể nghe được nếu bạn đọc sai, hãy bắt đầu lại việc phát âm của bạn .
Bạn nên chọn một số bài hát yêu thích và hát theo, bạn cũng có thể cầm lời bài hát để hát. Nhưng chú ý bạn hát sao cho thật giống với cách phát âm với ca sĩ, các trọng âm, dấu nhấn….
Sau khi nghe một đoạn, bạn có gắng đặt nó vào ngữ cảnh, cố gắng hiểu nó, trước khi tra từ điển. việc đặt và ngữ cảnh giúp bạn nhớ lâu hơn, dễ hình dung hơn và sau này cách dùng từ của bạn cũng phong phú hơn.
Sau khi quen dần, bạn thử mở một đoạn truyện, thử nghe và kể lại, chú ý là kế lại chứ không lặp lai. 
Cứ như vậy từ từ khả năng nghe bạn sẽ cải thiện đáng kể, không những thế vốn từ và khả năng nói của bạn cũng tăng lên, tự nhiên hơn, rành mạch hơn. Nhưng bí quyết quan trọng nhất chính là “ đam mê”, bạn hay đặt cả trái tim mình vào , hãy cố gắng thật nhiều thì bạn sẽ thành công.
Nguồn: Hiếu Học sưu tầm
Góc Tâm Hồn Nhỏ - Ngày nay, do tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp nên việc học tiếng Anh đã trở thành một chặng đường của các bạn trẻ để khẳng định mình trong cả công việc và cuộc sống. Nhưng câu hỏi đặt ra là, học tiếng Anh như thế nào là hiệu quả? Bạn có biết những yếu tố nào là quan trọng để bạn có thể đạt được mục tiêu đặt ra khi học tiếng Anh? 

1- Môi trường
Là điều kiện để bạn có thể tiếp xúc với tiếng Anh, giúp bạn thực tập những gì đã học được và rèn luyện khả năng phản xạ khi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ngôn ngữ luôn đi kèm với yếu tố cộng đồng, nên nếu được thực tập kỹ năng nghe - nói trong môi trường sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Ở Phú Mỹ Hưng, bạn có thể tìm thấy những môi trường nói tiếng Anh ở đâu? Một số địa điểm bạn có thể tham khảo: 
- Các lớp học tại các trung tâm Anh ngữ. Đây là lựa chọn phổ biến của các bạn trẻ hiện nay vì khi đến các trung tâm Anh ngữ, các bạn được học tiếng Anh với người bản xứ, được học theo giáo trình phù hợp với khả năng của mình. 
- Các câu lạc bộ Tiếng Anh ở các trường đại học, trung học. Ưu điểm của các câu lạc bộ tiếng Anh này là khi tham gia, mọi người đều có ý thức là phải nói tiếng Anh, điều này giúp cho các bạn có thể thực tập nói Anh thoải mái. Tuy nhiên, hạn chế của các câu lạc bộ này là giữa các bạn tham gia có sự chênh lệch khả năng, trình độ nên khó có thể tìm được “đôi bạn học tập ăn ý” với mình.  
2- Giáo viên
Giáo viên là một yếu tố không thể thiếu khi học tiếng Anh. Lý tưởng nhất là bạn nên học tiếng Anh với người bản xứ vì không những bạn học được cách phát âm, cách dùng từ chuẩn xác nhất mà bạn còn có thể học được văn hóa, cách ứng xử của văn hóa nước ngoài. Văn hóa là yếu tố không thể tách rời với ngôn ngữ, khi giao tiếp bằng tiếng Anh thì chắc hẳn bạn nên tìm hiểu văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Điều này thì không ai có thể giúp bạn tốt hơn là chính những người bản xứ! Trao đổi về vấn đề này, ông Jonee de Leon, Giám đốc chương trình của Trung Tâm Anh Ngữ Universal, PMH cho biết thêm: “Để đảm bảo học viên theo học tiếng Anh đạt được kết quả tốt nhất. Tại UEC, chúng tôi đã áp dụng hệ thống giảng dạy kép đầy sáng tạo, mỗi buổi học 02 giờ được giảng dạy bởi 02 giáo viên bản ngữ khác nhau, phương pháp này nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong dạy học, tạo môi trường học tập luôn mới mẻ, sinh động”
3- Giáo trình
Khi chọn giáo trình hay đăng ký một lớp học tiếng Anh, bạn nên hiểu rõ khả năng của mình ở mức độ nào để chọn một giáo trình phù hợp. Nếu chọn một giáo trình quá khó hay quá dễ, tâm lý và ý chí của bạn rất dễ bị tác động. Ngoài ra, một giáo trình hay phải là một giáo trình được thiết kế khoa học, phát triển đồng bộ giữa 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để giúp bạn thông thạo tiếng Anh một cách đầy đủ nhất. Đặc biệt một số giáo trình được sử dụng tại Anh Ngữ UEC như bộ Time Zones không chỉ tập trung phát triển 4 kỹ năng cơ bản mà còn giúp học viên khám phá thế giới kỳ thú của khoa học và công nghệ, tự nhiên, lịch sử và địa lý, đống thời có thể thám hiểm đến những nơi thú vị, và những nền văn hóa hấp dẫn qua những thước phim của National Geographic.
Chia sẻ về việc học tiếng Anh của mình, bạn Nguyễn Trần Linh Đan, hiện đang học tại Trung tâm Anh ngữ Universal: “Em thích học tại UEC, vì trung tâm có cơ sở vật chất tốt, học với 100% giáo viên bản ngữ, em được giáo viên quan tâm và giúp phát âm chuẩn ngay từ ban đầu, được ôn tập về ngữ pháp và luyện viết. Lớp ít học viên và các bạn học cùng trình độ nên em học cảm thấy rất tiến bộ”.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Khi chúng ta đối mặt với nhiều loại phương án, bạn cần cân nhắc các phương án giải quyết với mọi khả năng có thể xảy ra. Luôn sáng tạo và nghĩ ra các phương án thay thế, tuyệt đối không nên chịu ảnh hưởng của quyết sách tương tự trước đây. Nếu bạn chọn phương án gần giống với phương án mà bạn đã từng chọn, nghĩa là bạn đang tìm cái gần gũi nhất chứ không phải là phương án hành động tốt nhất.

 
 
Hai nữa, một trở ngại quyết sách khác là do quá chú trọng đến kiến thức trước đây. Nếu quá ỷ lại vào những kiến thức đã có, thì điều ấy sẽ cản trở chúng ta vận dụng những kiến thức mới để đưa ra quyết sách hay. Cũng vậy, nếu bạn thấy rằng kinh nghiệm trước đây của mình là khởi nguồn thông tin tốt nhất cho quyết sách, thì đó là biểu hiện của một người quá ỷ lại vào kinh nghiệm quá khứ; vì thế, dù kinh nghiệm là cần, nhưng không nên lấy kinh nghiệm làm khởi nguồn thông tin duy nhất và chính yếu để vội vàng đưa ra quyết sách.
 
Kỹ năng tư duy: Phán đoán để giải quyết vấn đề. Nâng cao khả năng tư duy: Mở rộng tầm nhìn. Trở thành nhà lãnh đạo.
 
 
Trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy phương án mà bạn cho rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Cần nhận thức rõ được rằng, không có một quyết sách nào mà không có mặt hạn chế…
 
 
Chúng ta sẽ xem xét cách đưa ra quyết sách hiệu quả khi gặp vấn đề phức tạp:
 
 
- Xác định các vấn đề cần được giải quyết: Đừng vội vàng khi đưa ra quyết sách, dành thời gian thích đáng để xác định tình huống cụ thể, lập ra trình tự trước sau của quyết sách. Tránh việc dùng “đúng – sai” hoặc cố chấp vào thành kiến để phán đoán sự việc, bạn cần xem xét kỹ lưỡng đó có thực sự là vấn đề quan trọng cần giải quyết hay không? Có cần thiết phải chia nhỏ các vấn đề để giải quyết cho dễ dàng hơn không? Mặt tích cực của phương án này là gì? Mặt tiêu cực là gì? Phương án này có ảnh hưởng tới ai hay tới việc gì không? Liệu phương án này có thể chấp nhận được không và liệu nó có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược lâu dài của bạn?
 
 
- Thu thập thông tin liên quan: Lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề theo một cách mới mẻ hơn. Mỗi quyết sách của bạn phải hướng về tương lai, khai thác thông tin cần thiết mới và nắm bắt triển vọng mới; còn quá khứ (cả thất bại cũng như thành công) là thông tin chỉ để tham khảo chứ không phải để chi phối tư tưởng của mình. Ngoài ra, cần tránh thái độ “tuân thủ quy tắc”, tính hiệu quả trong quyết sách của bạn sẽ bị hạn chế.
 
 
- Viết ra giấy: Bạn hãy viết ra giấy vấn đề mà bạn nghĩ tới (“Trí nhớ tốt không bằng ngòi viết cũ ”), viết ra kế hoạch hành động mà bạn nghĩ nó có thể áp dụng được. Nhờ đó, bạn có thể chuyên tâm suy nghĩ xem còn có vấn đề quan trọng nào khác không; nó còn có thể giúp bạn tránh được việc ỷ lại vào kinh nghiệm và kiến thức theo tư duy “thói quen” trước đây.
 
 
- Tiêu chuẩn của quyết sách? Bạn cần phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu của quyết sách đơn giản. Nhưng khi vấn đề quyết sách đề cập tới tương đối phức tạp, bạn có thể hạ thấp tiêu chuẩn, ví dụ, tổng cộng có 6 tiêu chuẩn, thì chỉ cần thỏa mãn 4 trong 6 điều đó là được. Bởi không có gì là hoàn hảo cả, phương án mà bạn cho rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Cần nhận thức rõ được rằng, không có một quyết sách nào mà không có mặt hạn chế.
 
 
Cuối cùng, mỗi khi thực hiện quyết sách, bạn hãy tự hỏi rằng, “Quyết sách này có giống với quyết sách mà trước đây mình đã thực hiện không?”. Và nếu có đủ thời gian để đưa ra quyết sách quan trọng, trước khi thực hành quyết sách phải kiểm nghiệm thực tế đồng thời chỉnh sửa những điểm không hoàn chỉnh, nhờ vậy bạn có thể tránh được quyết sách sai lầm.
 
 
Chúc các bạn có thể đưa ra quyết sách tốt nhất mà bạn có thể. 
Khải Quân tổng hợp (Hieuhoc.com)

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Mọi công ty đều muốn xây dựng môi trường làm việc thoải mái, chuyên nghiệp nhưng phải bắt đầu xây dựng từ đâu là điều khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng. Câu trả lời là: Bắt đầu từ việc quản lý nhân viên hiệu quả hơn và đặt ra mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp dựa trên các nguồn lực sẵn có. Nếu bạn đang có tham vọng xây dựng một môi trường làm việc tốt hơn, hãy tham khảo cách quản trị của các nhà lãnh đạo sau đây:

 
Khơi gợi động cơ làm việc tích cực, có tính xây dựng
 
1. Bắt đầu với chính mình: "Để xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả với tư cách là một nhà lãnh đạo trước tiên bạn cần hiểu biết sâu sắc về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để nỗ lực để trở thành người lãnh đạo tốt nhất có thể được. Đồng thời, bạn phải thuê được những nhân viên phù hợp có cùng chí hướng xây dưng văn hóa công ty vững mạnh"- Robert Pasin, Giám đốc RadioFlyer.
 
2. Thay đổi cách quản lý truyền thống: "Hãy đối xử với mỗi nhân viên như một đồng nghiệp,và linh hoạt trong cơ cấu quản lý và đừng áp đặt. Nếu bạn đã làm tốt khâu tuyển dụng thì vẫn cần tiếp tục nâng cao công tác quản lý để hỗ trợ phát triển khả năng, đáp ứng nguyện vọng của nhân viên."- John Saaty, Giám đốc điều hành Decision Lens
 
3. Thuê người giỏi nhất: “Lời khuyên tốt nhất cha tôi cho tôi khi tôi bắt đầu bước vào kinh doanh là "Hãy thuê người thông minh hơn con”. Tôi tin nó vẫn đúng cho đến ngày hôm nay.Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, thời gian của bạn tại công sở sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được bao quanh bởi những người thông minh -những người có thể chia sẻ các giá trị, nhiệm vụ, tầm nhìn với bạn. Một nhân viên tài năng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển và tạo ra một môi trường công sở tuyệt vời. Khách hàng cũng đánh giá cao những nhân viên thông minh. Do đó, càng tìm được nhân viên giỏi, doanh nghiệp của bạn sẽ càng vững mạnh "- Lauren Dixon, Giám đốcđiều hành Dixon Schwabl.
 
4. Thấu hiểu và chia sẻ: "Mỗi nhân viên đều có những điều trong cuộc sống riêng mà họ xem trọng hơn công việc. Nếu bạn không nhận ra điều này, bạn sẽ đánh mất sự kết nối trong mối quan hệ với nhân viên cấp dưới. Nhận ra và nắm bắt được những mối quan tâm này, bạn sẽ tiến đến một mối quan hệ cùng có lợi. - Tim Storm, Giám đốc điều hành - người sáng lập FatWallet.
 
5. Khơi gợi động cơ làm việc tích cực, có tính xây dựng: "8 trong số 10 nhân viên hăng hái đến làm việc vào buổi sáng nhưng tới bữa ăn trưa thì chỉ còn 4 người có thể tập trung. Đây là kết quả của môi trường làm việc, không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn do mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Hãy luôn dẫn dắt nhân viên của bạn bằng một tầm nhìn rõ ràng, hỗ trợ nguồn lực đầy đủ và quan trọng nhất - khen thưởng và công nhận giá trị của họ. Thúc đẩy nhân viên bằng lối suy nghĩ và các động cơ tích cực "- Tim Hohmann, Giám đốc điều hành, AutomationDirect.
 
6. Tôn trọng và duy trì những giá trị cốt lõi: "Bạn và cộng sự phải luôn có trách nhiệm với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Dù nhân viên đó có mang về cho công ty bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì việc phá hỏng các giá trị cốt lõi không giúp công ty của bạn tồn tại vững chắc. Bạn chỉ cần một hệ thống giá trị duy nhất"- Jim Rasche, Giám đốc điều hành Kahler Slater.
 
7. Bắt đầu ngay hôm nay: “Đừng chờ đợi. Hãy bắt đầu việc cải tổ ngay hôm nay. Phát bảng điều tra cho nhân viên hiện tại, phỏng vấn trực tiếp các ứng viên mới và đưa ra các tiêu chuẩn ứng xử rõ ràng dựa trên khả năng và nguyện vọng của nhân viên”. Quint Studer, CEO and founder, Studer Group.
 
Nguồn: doanh nhân

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.


Giá trị của một viên đá


Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”.

“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” – cậu bé van nài – “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.
Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.

“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.

Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.

Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?!

 
Theo: Dayconlamgiau

Góc Tâm Hồn Nhỏ - "Tin rằng mỗi bạn cũng đã có những tuyệt chiêu của riêng mình, tuy nhiên những chia sẻ sau đây tôi nghĩ nó vẫn rất cần cho các bạn".

Bí quyết ghi thêm điểm trong phòng thi

Bạn hãy uống một ngụm nước, theo nghiên cứu những thí sinh có uống nước trước giờ thi làm bài tốt hơn những người không uống nước vì nước làm tăng tốc độ truyền thông tin giữa các tế bào não và giúp bạn tập trung tốt hơn.giải quyết bài thi và bắt đầu “xử đề”.

Tin rằng mỗi bạn cũng đã có những tuyệt chiêu của riêng mình, tuy nhiên những chia sẻ sau đây tôi nghĩ nó vẫn rất cần cho các bạn.

Ảnh minh họa
Thứ nhất, phân tích đề.

Mình thường lưu ý học trò mình rằng: Các em đừng vội vàng cầm bút và viết ngay, mà hãy từ tốn dành khoảng 2-3 phút đọc và phân tích đề “đừng để nhanh vài phút mà chậm cả giờ thi” nếu không muốn nói tệ hơn có thể chậm cả một học kì vì hiểu sai đề và làm lạc hướng.

Cụ thể, các bạn hãy đọc và gạch chân từ quan trọng, mấu chốt. Không được bỏ sót chi tiết, nhất là các dữ kiện, con số trong các môn tính toán, sai một dấu “âm”, “dương”, một số là mất điểm cả bài.

Thứ hai, canh giờ và xin giấy thi… hợp lý.

Nhiều bạn không biết hoặc không chịu phân chia thời gian khi làm bài, dẫn đến những câu đầu làm quá dài, câu sau gần hết giờ và viết sơ sài nên điểm không cao. Hãy xem số điểm mỗi câu mà phân chia thời gian hợp lý. Ví dụ, có 2 câu, câu 1 - 4điểm, câu 2 - 6 điểm hãy dành thời gian nhiều hơn cho câu 2 là điều dĩ nhiên, nhưng tôi biết nhiều bạn đã không làm như vậy.

Nếu bạn thấy mình sắp hết giấy thi, hãy xin từ sớm đừng đợi đến dòng cuối cùng viết xong xin giấy khác thì dòng suy nghĩ sẽ bị ngắt quãng ngay.

Thứ ba, lưu ý phút cuối cùng hay sẽ “cúng cùi”

Phút cuối cùng cho bài thi tốt hay “cúng cùi” (điểm thấp – từ lóng ý chỉ mất hết, mất sạch chỉ còn cái cùi như cùi bắp, cùi chuối…) dù đã rất cố gắng?

Bạn hãy đừng quên dành 3-5 phút để xem lại bài, rà soát lại kết quả. Khâu kiểm tra cuối cùng đôi lúc lại là khâu cứu vãn tình thế tốt nhất nếu bạn biết tận dụng, nhiều bạn vì bỏ qua khâu này mà điểm thi không cao hoặc rớt… môn chỉ vì sai một vài chi tiết nhỏ nhặt ở đầu bài làm. Nhưng hẳn các bạn sẽ hiểu và đồng tình với các môn tính toán, chỉ cần “sai một li là đi một dặm”.
Gõ Cửa Tâm Hồn
Nguồn: Giáo Dục Việt Nam

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Nếu bạn không giỏi trong việc tranh thủ thời gian để phân tích và giải quyết vấn đề, bạn có thể học cách “khảo sát và so sánh” để nâng cao khả năng phân tích, giải quyết vấn đề.


Kỹ năng giải quyết vấn đề. Học cách phán đoán & Giải quyết vấn đề Kỹ năng phán đoán nhanh Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao? 

 


Phải kiểm nghiệm thực tế, đồng thời chỉnh sửa những điểm chưa hoàn chỉnh, và lập ra trình tự trước sau cho phương án trước khi thực hiện nó. (Hình: Hãy nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề bạn đang gặp phải!)



Nếu bạn nhận thấy rằng cần phải “suy đi nghĩ lại” sẽ ích lợi cho việc giải quyết vấn đề nào đó, bạn nên áp dụng phương pháp khảo sát và so sánh, nó sẽ giúp cho bạn có thể phân tích toàn diện về tình hình trước mắt và thực hiện một cách có hiệu quả hơn.



Ngược lại, nếu không thực hiện sự so sánh, việc lựa chọn phương án có thể sẽ rất khó khăn. Cho dù phương án mà bạn áp dụng có thể là tốt nhất, nhưng bạn cũng cảm thấy vẫn còn phương án tốt hơn (sự lo lắng như vậy sẽ khiến cho khả năng tư duy của bạn giảm sút).



Vì vậy, cách khảo sát và so sánh sau đây có thể giúp bạn tránh sự quá ỷ lại vào kinh nghiệm và tránh áp dụng những phương pháp không hiệu quả khi giải quyết vấn đề.



Viết ra vấn đề mà bạn đang gặp phải và trả lời các câu hỏi như:



- Đã có đủ thông tin để giải quyết vấn đề này chưa? Làm thế nào có thể có được thông tin cần thiết?


- Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào? Phương án có thể thực thi hay không? Nếu không thể có được kết quả như mong muốn, chúng ta có phương án khác thay thế hay không?


- Áp dụng phương án nào lợi ích lớn nhất? Hậu quả của mỗi loại phương án? Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào?


- Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất? Phí tổn (về tài chính, thời gian, công sức…) cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu?


- Chia đôi tờ giấy, bên trái viết ra chọn lựa của bạn, bên phải viết ra chọn lựa khác có thể xảy ra.


Dưới mỗi loại chọn lựa, căn cứ vào thông tin mà bạn hiện có, liệt kê tất cả những ích lợi tích cực mà chọn lựa này có thể mang lại. Sau đó lại liệt kê những hậu quả không tốt mà lựa chọn này có thể mang tới. Cuối cùng, so sánh sự lợi ích và các hậu quả không tốt để bạn lựa chọn phương án.


Khi phương án dự phòng vượt quá 2 chọn lựa, bạn có thể tiến hành so sánh 2 loại phương án trước. Sau khi chọn được một phương án tốt, thì lại tiến hành so sánh nó với phương án khác.



Sử dụng cách khảo sát và so sánh sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án khả thi, và làm cho bạn phải suy nghĩ ra nhiều loại phương án khác nhau trước khi bạn xác định thực hiện một kế hoạch nào đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện ra một số sự kiện khác có lợi cho việc giải quyết vấn đề.
 
Chúc bạn thành công.
Ngọc Trâm tổng hợp (Hieuhoc.com)
Góc Tâm Hồn Nhỏ - Chúng ta biết cách đưa ra câu hỏi, nhưng đưa ra những câu hỏi có chất lượng cao thường không phải là việc dễ dàng… Vậy làm thế nào để có thể đưa ra câu hỏi hiệu quả trong các cuộc họp?


Thể hiện sự tự tin: tố chất người lãnh đạo Học cách thuyết phục: Kỹ năng quan trọng giúp thành công

 


“Cái gì đang hoạt động có hiệu quả, cái gì đang hoạt động kém hiệu quả, cái gì có thể làm tốt hơn và làm thế nào để làm việc đó tốt hơn?” - Các câu hỏi buộc bạn phải tìm tòi, mở rộng vấn đề, học hỏi, phát triển tư duy và trở nên sáng tạo.



Để có thể đưa ra những câu hỏi hiệu quả trong các cuộc họp, bạn hãy lưu ý những điều sau:



- Khi bạn cảm thấy sự việc có gì đó không đúng, chưa hoàn toàn hiểu hết những thông tin mới, hoặc với những tình huống mới nghe được vẫn chưa rõ lắm, bạn hãy tích cực suy nghĩ và đưa ra câu hỏi để được hiểu rõ hơn.


- Khi chưa hiểu thì không nên giữ thái độ im lặng và đợi người khác hỏi, hy vọng cuối cùng sẽ hiểu ra được vấn đề. Bởi câu hỏi người khác đưa ra sẽ không chắc là câu mà bạn muốn hỏi. Và đợi người khác giúp bạn đưa ra câu hỏi để giải quyết thắc mắc của bạn sẽ khiến cho bạn mất nhiều thời gian, công sức. Ngược lại, cách suy nghĩ về các vấn đề trong các cuộc họp giúp bạn trở nên sáng tạo và biết tìm tòi học hỏi hơn trước rất nhiều.


- Cần nghiên cứu trước chủ đề của buổi họp và tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt. Khi đưa ra câu hỏi, thái độ nên kiên định và tự tin khiến cho người khác phải suy nghĩ.


- Đặt các câu hỏi ở vị trí trọng tâm của cuộc họp, nhưng nội dung câu hỏi của bạn không nên mang tính chất xem bản thân mình là trung tâm (không phải để thể hiện sự thông minh, hoặc buộc người khác tiếp nhận quan điểm của mình).


- Định hướng việc đặt câu hỏi, tận dụng thời gian để thúc đẩy cuộc thảo luận xung quanh những câu hỏi quan trọng. Nếu câu hỏi của bạn đưa ra chưa nhận được sự giải đáp rõ ràng, bạn sẽ tiếp tục hỏi cho đến khi được làm rõ và có thể hiểu được.


- Câu hỏi nên khách quan, không mang tính chất ủng hộ hay phản đối, mà câu hỏi đưa ra để khơi gợi tiềm lực của các thành viên. Đồng thời, thông qua việc đưa ra câu hỏi để xác nhận việc lý giải vấn đề của bản thân: Quan điểm nào đáng được áp dụng? Cách nào cần phải được hoàn thiện? Có thể thực hiện được không? Không làm như vậy sẽ như thế nào, nếu làm thì sẽ ra sao? … Từ đó có thể cống hiến rất nhiều kế sách cho cuộc họp.



Tóm lại, đưa ra câu hỏi có thể là một việc khó, vì không phải ai cũng muốn bị chất vấn. Vì thế, bạn cũng cần kiểm tra lại tính chính xác của thông tin mà bạn đang nắm để tránh những câu hỏi “sai” hoặc “khó trả lời”. Bạn hãy hỏi bản thân: “Mình đã chú ý đến nội dung của những lời phát biểu chưa? Mình nên đặt câu hỏi như thế nào để có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho tổ chức? Điều mình muốn nói rốt cuộc là cái gì?” Như vậy, trước khi đưa ra câu hỏi, bạn nên phân tích mục đích của việc đưa ra câu hỏi là ở chỗ nào. Nếu câu hỏi bạn đưa ra là để mọi người cùng nhau có thể nhìn ra vấn đề thì mọi người sẽ hiểu được thiện ý hợp tác của bạn, từ đó họ sẽ mạnh dạn phát biểu trả lời.



Cuối cùng, sau khi kết thúc cuộc họp, bạn nên bỏ ra chút thời gian suy nghĩ: “Mình có những câu hỏi nào nên hỏi mà vẫn chưa đưa ra?” để bạn rút kinh nghiệm đối với vấn đề trong cuộc họp đó và cho các cuộc họp lần sau. - Biết cách đưa ra câu hỏi trong cuộc họp sẽ có ích cho việc nâng cao khả năng tư duy và cũng sẽ khiến bạn chú ý đến những vấn đề quan trọng khác.
 
Chúc bạn thành công
Nhã Trang tổng hợp (Hieuhoc.com)
Góc Tâm Hồn Nhỏ - Sự sáng tạo không chỉ đặc biệt quan trọng với những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo mà nó luôn cần thiết cho mọi người trong cuộc sống cũng như công việc. Nhưng những ý tưởng mới không phải lúc nào cũng đến thật dễ dàng, hãy cải thiện điều đó với những lời khuyên gợi ý dưới đây.

Làm thế nào tạo ra những ý tưởng mới? Chú tâm vào mục tiêu để học tập và sáng tạo. Tâm hồn sáng tạo.




Ai cũng sáng tao được, hãy để cho óc sáng tạo của bạn được rèn luyện và phát triển bằng cách thường xuyên tham gia các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, câu cá hay đi bộ... Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần thay đổi quan điểm của mình về sáng tạo, chấp nhận một chút mạo hiểm trong công việc…

1. Đọc nhiều hơn


Các cuốn sách sẽ dẫn bạn đến với những thời gian và địa điểm khác nhau, những tính cách khác nhau… giúp trí tưởng tượng của bạn bay bổng và được truyền cảm hứng.
 
2. Âm nhạc



Nghe những bản nhạc mới sẽ giúp bạn có tâm trạng hứng khởi hơn. Và đó có thể khơi nguồn cho sự sáng tạo.
 
3. Đi du lịch



Mảnh đất mới với những tòa nhà kiến trúc mới, phong cảnh mới và con người mới hoàn toàn có thể khơi dậy cảm hứng trong bạn. Hòa mình vào văn hóa địa phương nơi bạn đến thăm, ghi lại những bức hình độc đáo và lưu giữ lại mọi thứ từ chuyến du lịch bởi ai biết được chúng sẽ là cảm hứng sáng tạo mới cho bạn.

4. Chạy bộ
 


Đây là một bài tập hữu ích giúp bạn quên đi những căng thẳng và vấn đề đang gặp phải, bản thân nó cũng phản ánh những điều bạn muốn. Nếu bạn đang cần sự đột phá mới, hãy nghỉ ngơi một chút và chạy bộ để nghĩ về mọi việc một cách thông suốt hơn. Sau khi tập luyện, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái và hoàn toàn có thể đưa ra những giải pháp cần thiết cho các vấn đề đang tồn đọng.


5. Luôn mang theo sổ ghi chép



Hãy mang một cuốn sổ nhỏ theo mình mọi lúc mọi nơi để ghi lại những ý tưởng chợt xuất hiện trong đầu hoặc những điều bạn cần ghi nhớ, ghi lại những vấn đề bạn quan sát hàng ngày, tìm những giải pháp khác so với cách bạn đã làm để giải quyết vấn đề. Cuốn sổ đó còn có thể giúp bạn lưu giữ lại những ý tưởng bất chợt nẩy ra trong đầu khi bạn đang ở bất cứ đâu. Ngoài ra, để có nhiều ý tưởng, bạn cần quan sát, nhìn nhận vấn đề với nhiều góc độ. Bởi rất có thể bạn sẽ tìm kiếm được những ý tưởng mới, những cách làm mới hiệu quả hơn nếu bạn phân tích vấn đề dưới một góc nhìn mới.


6. Sắp xếp ngăn nắp bàn làm việc



Một bàn làm việc bừa bộn sẽ khiến bạn cảm thấy bị mất tập trung. Ngược lại, bàn làm việc gọn gàng, ngăn nắp, điểm thêm những vật trang trí dễ thương có thể khiến bạn vui vẻ và tràn đầy cảm hứng.
 

7. Lắng nghe những ý kiến đóng góp có tính xây dựng



Bạn hãy tìm những lời góp ý chân thành và mang tính xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp – những người bạn thấy tin tưởng cho những vấn đề bạn cần cải thiện. Biết đâu họ sẽ có những gợi ý thú vị cho bạn.


Theo (AWT/TPO)